Bài viết tập trung vào việc nghiên cứu các nguồn vốn sinh kế nông nghiệp (SKNN) của người dân địa phương và phân tích hiện trạng phát triển và đánh giá tính hiệu quả của SKNN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù được coi là sinh kế cơ bản của người dân khu vực ven biển Nam Định, nhưng dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và sự chuyển dịch các điều kiện kinh tế - xã hội (KTXH), nông nghiệp hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 121-132 This paper is available online at DOI: PHÁT TRIỂN SINH KẾ NÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Trần Thị Hồng Nhung Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dựa trên các tài liệu thu thập tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và kết quả điều tra 185 hộ gia đình tại các xã ven biển thuộc ba huyện kể trên, bài báo tập trung vào việc nghiên cứu các nguồn vốn sinh kế nông nghiệp (SKNN) của người dân địa phương và phân tích hiện trạng phát triển và đánh giá tính hiệu quả của SKNN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù được coi là sinh kế cơ bản của người dân khu vực ven biển Nam Định, nhưng dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và sự chuyển dịch các điều kiện kinh tế - xã hội (KTXH), nông nghiệp hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Do đó, để nền nông nghiệp khu vực ven biển Nam Định phát triển bền vững, cộng đồng địa phương và mỗi hộ gia đình cần có các giải pháp vừa tức thời, vừa lâu dài để đảm bảo tính hiệu quả của SKNN. Từ khóa: Phát triển bền vững, sinh kế nông nghiệp, khu vực ven biển. 1. Mở đầu Hoạt động nông nghiệp đóng góp hơn 1/3 cơ cấu giá trị sản xuất và thu hút tới gần 70% lao động khu vực ven biển tỉnh Nam Định [1] nên là lĩnh vực kinh tế được quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu về nông nghiệp của khu vực này thường gắn chặt với việc đánh giá tài nguyên đất và phương hướng sử dụng bền vững tài nguyên này trong phát triển nông nghiệp như Hoàng Văn Thắng và Đặng Anh Tuấn (2004) [6], hay tài nguyên sinh vật vùng ven biển như Phạm Đình Trọng (2005) [7]. Những năm gần đây, nông nghiệp Nam Định thường được nghiên cứu dưới tác động của những biến động tự nhiên, nhất là BĐKH nhằm tìm ra các giải pháp để ứng phó với hiện tượng này [11]. Lưu Thị Bích Ngọc và các cộng sự đã đề cập đến những tác động của hiện tượng có tính toàn cầu này đối với