Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là đề xuất các giải pháp về quyền tác giả và quyền đối với sáng chế để bảo hộ hữu hiệu về mặt thương mại đối với lĩnh vực y học cổ truyền của Việt Nam, với nhiệm vụ nghiên cứu là phân tích các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia, pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ, kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với y học cổ truyền, phân tích các đơn đăng ký sáng chế liên quan đến các bài thuốc cổ truyền được cấp patent hoặc bị từ chối cấp patent tại Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 7-15 Tính mới trong việc bảo hộ sáng chế đối với các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam Trần Văn Hải* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 5 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 10 tháng 6 năm 2013; chấp nhận đăng ngày 27 tháng 6 năm 2013 Tóm tắt: Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là đề xuất các giải pháp về quyền tác giả và quyền đối với sáng chế để bảo hộ hữu hiệu về mặt thương mại đối với lĩnh vực y học cổ truyền của Việt Nam, với nhiệm vụ nghiên cứu là phân tích các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia, pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ, kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với y học cổ truyền, phân tích các đơn đăng ký sáng chế liên quan đến các bài thuốc cổ truyền được cấp patent hoặc bị từ chối cấp patent tại Việt Nam. 1. Dẫn nhập* trưởng hàng năm đạt từ 5% đến 15%.[2] Nghiên cứu của Xuezhong ZHU cho biết, chỉ trong năm 2007 Trung Quốc đã thu 15 tỷ USD do xuất khẩu dược liệu cổ truyền [3]. Chính sách phát triển y học cổ truyền được Nhà nước ta quan tâm, gần đây nhất Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2166 QĐ/TTg ngày Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược học cổ truyền Việt Nam đến năm 2020. Trên thế giới, cuộc chiến pháp lý để xác định chủ sở hữu đối với các bài thuốc cổ truyền đang diễn ra gay gắt giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển, ước tính rằng mỗi năm có khoảng patent liên quan đến bài thuốc cổ truyền của Ấn Độ đã được cấp do sai lầm của các cơ quan sáng chế trên toàn thế giới, trong đó chỉ tính riêng tại Brussels đã cấp 285 patent liên quan đến bài thuốc cổ truyền của Ấn Độ [4]. Xét về giá trị kinh tế do y học cổ truyền mang lại, tại Việt Nam, trong năm 2003 đã tập hợp được bài thuốc cổ truyền, sản lượng xuất khẩu bài thuốc cổ truyền đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu 10-20 triệu USD .