Đọc là hình thức tiếp nhận văn bản văn học. Các nhà nghiên cứu trước đây đã đọc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ (Hàn Mặc Tử) dựa trên sự vận dụng nhiều hệ thống lí thuyết phê bình khác nhau. Vận dụng lí thuyết hiện sinh là một cách đọc khác về bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ. Với cách đọc này, chúng ta hiểu được nỗi thất vọng trong bài thơ như là một khủng hoảng hiện sinh khi con người thấy tồn tại của mình rơi vào vô nghĩa. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 64-70 This paper is available online at DOI: THẤT VỌNG - MỘT CÁCH “ĐỌC” ĐÂY THÔN VỸ DẠ (HÀN MẶC TỬ) Trần Khánh Phong Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng - Huế Tóm tắt. Đọc là hình thức tiếp nhận văn bản văn học. Các nhà nghiên cứu trước đây đã đọc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ (Hàn Mặc Tử) dựa trên sự vận dụng nhiều hệ thống lí thuyết phê bình khác nhau. Vận dụng lí thuyết hiện sinh là một cách đọc khác về bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ. Với cách đọc này, chúng ta hiểu được nỗi thất vọng trong bài thơ như là một khủng hoảng hiện sinh khi con người thấy tồn tại của mình rơi vào vô nghĩa. Nhưng với Hàn Mặc Tử, thất vọng ở Đây thôn Vỹ Dạ thúc đẩy quá trình không ngừng sáng tạo để tìm ý nghĩa cho tồn tại của mình. Đó chính là ý nghĩa bản thể luận của bài thơ. Từ khóa: Đây thôn Vỹ Dạ, Hàn Mặc Tử, lí thuyết hiện sinh, thất vọng. 1. Mở đầu Đọc là một hình thức tiếp nhận, phê bình văn học. Dựa trên các tiêu chí khác nhau, người ta có thể chia việc đọc tác phẩm văn học ra thành nhiều loại. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đề cập đến việc đọc của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và đề xuất một cách đọc khác với các cách đọc trước đây đối với bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử. Thơ Hàn Mặc Tử đã được các nhà nghiên cứu vận dụng lí thuyết của nhiều trường phái phê bình khác nhau (phong cách tác giả, tiểu sử, giai cấp, ngôn ngữ học, hiện sinh. . . ) để đọc, để tiếp cận. Việc vận dụng lí thuyết hiện sinh để tìm hiểu văn học không còn là vấn đề mới đối với nhân loại. Ở Việt Nam đã có nhiều nhà phê bình đi theo hướng này. Khai thác các chủ đề hiện sinh trong văn học trung đại có Lê Tuyên (Chinh phụ ngâm hay tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày, Thời gian hiện sinh trong Đoạn trường thân thanh. . . ), Võ Long Tê (Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương), Đặng Tiến (Nguyễn Du - Nghệ thuật như là một sự chiến thắng). . . Với Văn học Việt Nam hiện đại, Hàn Mặc Tử là trường