Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử

Bài viết tập trung làm rõ thêm các phương diện nghệ thuật trên phương diện chính là ngôn ngữ. Qua đó thấy được nét độc đáo, đặc sắc trong ngôn ngữ tiểu thuyết Ngô Kính Tử. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 94-102 This paper is available online at DOI: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHO LÂM NGOẠI SỬ CỦA NGÔ KÍNH TỬ Lê Sỹ Điền Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Tóm tắt. Cùng với Thủy Hử truyện của Thi Nại Am, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử là một trong những bộ tiểu thuyết có giá trị nhất của nền văn học Trung Quốc. Sở dĩ tác phẩm có sức sống lâu bền với người đọc bởi giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đã vượt ra khỏi ranh giới của những quy phạm nghệ thuật thông thường. Tác phẩm không chỉ phản ánh một cách chân xác hiện thực xã hội Trung Hoa đương thời mà trên các phương diện nghệ thuật Nho lâm ngoại sử cũng đạt được rất nhiều thành tựu. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung làm rõ thêm các phương diện nghệ thuật trên phương diện chính là ngôn ngữ. Qua đó thấy được nét độc đáo, đặc sắc trong ngôn ngữ tiểu thuyết Ngô Kính Tử. Từ khóa: Ngô Kính Tử, Nho lâm ngoại sử, ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ đối thoại, người kể chuyện. 1. Mở đầu Trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật của Nho lâm ngoại sử, khảo cứu những tư liệu Trung Quốc và Việt Nam chúng tôi nhận thấy một số các tác giả đã bàn luận tới vấn đề này, tuy nhiên những quan điểm, nhận định chỉ mang tính khái quát, tổng hợp. Lỗ Tấn trong Trung Quốc tiểu thuyết sử lược nhận xét: “Câu văn nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng đầy ý vị sâu xa, chứa đựng sức nặng công tâm chỉ trích những tệ lậu thời đại” [11]. Đề cập tới nghệ thuật trần thuật của Nho lâm ngoại sử, trên tạp chí nhà văn trẻ số 21 năm 2011 đăng bài viết Góc nhìn trần thuật trong “Nho lâm ) của Trương Hồng Yến, ngoại sử” ( tác giả bài viết cho rằng: “Nho lâm ngoại sử kế thừa những tinh hoa của văn học Trung Quốc tạo nên những nét đột phá trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn Ngô Kính Tử. Người kể chuyện bị giới hạn khi tham gia vào câu chuyện, do đó người kể chuyện có sự nhìn nhận và đánh .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.