Ở Việt Nam, chôm chôm được chiếu xạ ở liều lượng 400 Gy theo yêu cầu của một số thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, chưa thấy có các nghiên cứu khảo sát về sự ảnh hưởng của liều lượng chiếu xạ và hình thức bao bì lượng của chôm. Do vậy, nghiên cứu thực hiện trong đề tài này nhằm mục tiêu cung cấp các thông tin về chất lượng của chôm chôm khi được chiếu xạ ở các liều lượng thấp hơn trong khoảng liều lượng tối thiểu cho phép của tổ chức kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học giúp cải thiện tốt hơn trong qui trình quản lý sau thu hoạch cho chôm chôm xuất khẩu vào các thị trường có đòi hỏi yêu cầu chiếu xạ. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ CHIẾU XẠ LIỀU THẤP KẾT HỢP BAO GÓI ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG BẢO QUẢN CỦA CHÔM CHÔM JAVA Nguyễn Văn Phong1, Nguyễn Thụy Khanh2 1 Viện Cây ăn quả miền Nam - Long Định, Châu Thành, Tiền Giang 2 Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ-202A, Tp. HCM I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, chôm chôm Nephelium lappaceum L) được trồng phổ biến tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và Nam Trung bộ. Hiện nay, Bến Tre, Tiền Giang là hai tỉnh tiên phong trong việc áp dụng mô hình GlobalGAP cũng như VietGAP cho loại trái này (Nguyễn Minh Thủy và Trương Công Hà, 2012). Chiếu xạ với mức liều hấp thụ tối thiểu 250 Gy được tổ chức kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (USDA – APHIS) chấp nhận cho trái vải, chôm chôm và nhãn (Federal, 1998). Nghiên cứu so sánh chất lượng trái chôm chôm xử lý kiểm dịch bằng hai phương pháp: chiếu xạ gamma với mức liều 250Gy và xử lý hơi nước nóng cưỡng bức cho thấy chôm chôm xử lý chiếu xạ duy trì được chất lượng tốt hơn trên hai giống R134 và R167 được trồng ở Hawaii. Chôm chôm xử lý kiểm dịch ở mức liều 250 Gy vẫn duy trì biểu hiện chất lượng chấp nhận được trong 8 ngày bảo quản ở điều kiện 10oC với bao bì PE đục lỗ trong khi đó chôm chôm xử lý bằng hơi nước nóng cưỡng bức ở 47,2oC trong 20 phút chỉ duy trì chất lượng trong 4 ngày với cùng một điều kiện bảo quản (Follet và Sanxter, 2000). Ở Việt Nam, chôm chôm được chiếu xạ ở liều lượng 400 Gy theo yêu cầu của một số thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, chưa thấy có các nghiên cứu khảo sát về sự ảnh hưởng của liều lượng chiếu xạ và hình thức bao bì đến chất lượng của chôm. Do vậy, nghiên cứu thực hiện trong đề tài này nhằm mục tiêu cung cấp các thông tin về chất lượng của chôm chôm khi được chiếu xạ ở các liều lượng thấp hơn trong khoảng liều lượng tối thiểu cho phép của tổ chức kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (USDA – APHIS) chấp nhận cho trái chôm chôm và cũng đánh giá ảnh hưởng của hình bao bì đến chất lượng của chôm chôm chiếu .