Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra có ý nghĩa quan trọng hướng tới ngành sản xuất thanh long an toàn và bền vững. Trong bài viết này nhóm nghiên cứu đã xác định được hai chủng vi sinh vật có khả năng ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum cao kí hiệu là A3, B7. Kết quả phân loại xác định chủng A3 thuộc nhóm xạ khuẩn 3 tương đồng 100% (1500/1500 bp) với đoạn ADNr 16S của Streptomyces fradiae; chủng B7 tương đồng 100% (1414/1414 bp) với đoạn 16S của vi khuẩn Bacillus polyfermenticus và đảm bảo an toàn sinh học khi phóng thích ra môi trường. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai TUYỂN CHỌN CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ NẤM Neoscytalidium dimidiatum GÂY BỆNH ĐỐM NÂU THANH LONG Hà Thị Thúy, Lương Hữu Thành, Vũ Thúy Nga, Hứa Thị Sơn, Tống Hải Vân Viện Môi trường Nông nghiệp TÓM TẮT Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra có ý nghĩa quan trọng hướng tới ngành sản xuất thanh long an toàn và bền vững. Trong bài viết này nhóm nghiên cứu đã xác định được hai chủng vi sinh vật có khả năng ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum cao kí hiệu là A3, B7. Kết quả phân loại xác định chủng A3 thuộc nhóm xạ khuẩn 3 tương đồng 100% (1500/1500 bp) với đoạn ADNr 16S của Streptomyces fradiae; chủng B7 tương đồng 100% (1414/1414 bp) với đoạn 16S của vi khuẩn Bacillus polyfermenticus và đảm bảo an toàn sinh học khi phóng thích ra môi trường. Từ khóa: Bệnh đốm nâu, thanh long, Neoscytalidium dimidiatum, Streptomyces fradiae, Bacillus polyfermenticus I. ĐẶT VẤN ĐỀ phân tích, đánh giá vi sinh vật. Thanh long là một trong những cây ăn quả cho giá trị xuất khẩu cao, được trồng nhiều ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang. Tuy nhiên trong những năm gần đây dịch hại là nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm đặc biệt là bệnh đốm nâu trên cây thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum (thuộc họ Botryosphaeriaceae; bộ Botryosphaeriales; lớp nấm túi Ascomycetes) gây ra. Hiện tại tình trạng bệnh đang diễn biến rất phức tạp, lây lan nhanh trên diện rộng, phát triển mạnh vào mùa mưa. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có gốc Azoxystrobin, Sifenoconazole. kiểm soát bệnh đốm nâu thanh long tương đối hiệu quả, tuy nhiên dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm là rào cản lớn nhất để xuất khẩu thanh long ra các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật. Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật làm tác nhân sinh học kiểm soát bệnh đốm nâu thanh long là một hướng nghiên cứu tích cực đáp ứng được yêu cầu về sản phẩm an toàn để xuất khẩu, tiêu dùng