Bài viết với nội dung thông qua kho sách có sách thuộc tất cả các ngành và chuyên ngành khoa học của nhân loại; sách về văn học, nghệ thuật và tạp chí; sách thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm đánh giá sơ bô, giá trị lịch sử và giá tri ̣khoa học của kho sách Pháp văn của Đại học Đông Dương, một di sản quý giá người Pháp để lại cho Việt Nam. | Sơ bộ đánh giá giá trị lịch sử và khoa học kho tài liệu tiếng Pháp của Đại học Đông Dương, tại Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ KHOA HỌC KHO TÀI LIỆU TIẾNG PHÁP CỦA ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG, TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN, ĐHQGHN Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN Đại học Đông Dương (Université Indochinoise) được thành lập ngày 16 tháng 5 năm 1906, theo Nghị định số 1514a do Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ký. Đây là một bước ngoặt lịch sử trong lịch sử nền giáo dục Việt Nam, đánh dấu một giai đoạn mới hoàn toàn của nền quốc học nước ta, hòa nhập với trào lưu tiên tiến nhất của nền giáo dục đại học thế giới. Chính vì vậy, xét cả về mặt pháp lý và thực tiễn, Đại học Đông Dương được coi là tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội hôm nay (1). Thư viện Đại học Đông dương ra đời cùng với nhà trường. Nó có nhiệm vụ tập trung và cung ứng các tài liệu học tập cho tất cả các khoa và ngành học ở trong trường, bao gồm (2): KHOA KHOA HỌC - Ngành Toán học - Ngành Cơ học - Ngành Vật lý học - Ngành Hoá học đại cương - Ngành Hóa công nghiệp và công nghệ - Ngành Thực vật học - Ngành Động vật học - Ngành Sinh lý học KHOA VĂN HỌC - Ngành Văn học Pháp - Ngành Sư phạm đại cương - Ngành Lịch sử so sánh triết học - Ngành Lịch sử đại cương - Ngành Lịch sử Đông dương và Viễn đông - Ngành Địa lý đại cương KHOA LUẬT - Ngành Luật pháp - Ngành Kinh tế chính trị và Luật thương mại - Ngành Tổ chức hành chính Đông dương Kho sách đại học Đông Dương được bổ sung dần dần trong suốt lịch sử của nhà trường. Ngay cả sau Cách mạng tháng Tám, kho sách này vẫn được bổ sung những tài liệu mới. 1 Công việc này còn được tiếp tục ngay cả sau năm 1954 khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng kho sách được chuyển về Đại học Hà Nội và từ năm 1956 được chuyển về Thư viện Đại học Tổng hợp Hà Nội. Xin nói rõ thêm, kho sách này độc lập với kho sách của trường Viễn Đông Bác Cổ (L’école francais de l’extrême