Nghiên cứu được thực hiện này nhằm mục đích đánh giá kết quả sớm (sau 1 tháng) những bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới được điều trị bằng năng lượng sóng cao tần. | Đánh giá kết quả sớm điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI BẰNG SÓNG CAO TẦN Hồ Khánh Đức*, Lê Hoàng Văn*, Lý Minh Tùng**, Hoàng Kim Bình*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy tĩnh mạch chi dưới (STMCD) mạn tính tác động đến khoảng một phần tư dân số ở các nước phương Tây và 8% người trưởng thành ở Việt Nam, là một trong những nguyên nhân chính gây khó chịu, giảm năng suất lao động và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh có nhiều phương pháp điều trị: từ mổ mở cột và rút tĩnh mạch đến những phương pháp can thiệt nội mạch ít xâm lấn hiện nay như LASER, sóng cao tần, dán keo sinh học. Năm 2008, tại bệnh viện (BV) Bình Dân, cùng với sự phối hợp của trung tâm Medic, trường hợp can thiệp nội mạch đầu tiên điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới được thực hiện bằng năng lượng LASER. Năm 2011, can thiệt nội mạch sử dụng năng lượng sóng cao tần lần đầu thực hiện tại Việt Nam. Từ 08/2016 bệnh viện Bình Dân áp dụng điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần với hệ thống EVRF® của F-Care của Bỉ. Nghiên cứu được thực hiện này nhằm mục đích đánh giá kết quả sớm (sau 1 tháng) những bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới được điều trị bằng năng lượng sóng cao tần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả những bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới tại BV Bình Dân từ 08/2016 đến 08/2017. Bệnh nhân (BN) sau khi thực hiện RFA được tái khám sau 2-4 tuần. Kết quả: Trong 1 năm, có 69 bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần tại BV Bình Dân, số chi được can thiệp là 84 gồm 80 tĩnh mạch hiển lớn và 4 tĩnh mạch hiển bé. Đường kính tĩnh mạch hiển lớn đo được trung bình là 8,6 mm tại quai và 6,5 mm tại thân; tĩnh mạch hiển bé là 8,1 mm tại quai và 6mm tại thân. Có 2 trường hợp tĩnh mạch ™ hiển lớn dãn 18mm. Đa số BN có triệu chứng dãn tĩnh mạch ngoằn ngoèo (C2), chiếm .