So sánh hai kỹ thuật lấy dấu dựa trên sự ưu tiên chọn lựa của người tham gia, sự thoải mái khi điều trị và hiệu quả lâm sàng về mặt thời gian. | So sánh lấy dấu theo phương pháp kỹ thuật số và phương pháp thường quy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 SO SÁNH LẤY DẤU THEO PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG QUY Đoàn Minh Trí*, Đỗ Thị Kim Anh** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: So sánh hai kỹ thuật lấy dấu dựa trên sự ưu tiên chọn lựa của người tham gia, sự thoải mái khi điều trị và hiệu quả lâm sàng về mặt thời gian. Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 32 tình nguyện viên chưa trải qua bất kì lần lấy dấu thường quy hay kỹ thuật số nào. Lấy dấu thường quy gồm các bước chọn khay cá nhân, lấy dấu sơ khởi với alginate, đổ mẫu, làm khay cá nhân, lấu dấu sau cùng với cao su Polyvinyl Siloxane (3M ESPE, St. Paul, MN, USA) và ghi dấu khớp cắn. Sau ba tuần, các tình nguyện viên được lấy dấu bằng phương pháp kỹ thuật số với TRIOS® Color system (TRC, Copenhagen, Denmark). Sau quá trình lấy dấu, sự khó chịu của người tham gia được đánh giá bởi 1 bảng câu hỏi định chuẩn và thang đo lường Visual Analoge Scale. Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai phương pháp (p < 0,05) về các khía cạnh thời gian, sự khó chịu do buồn nôn và sự khó chịu do vị của chất lấy dấu. Người tham gia ưu tiên chọn lựa phương pháp kỹ thuật số để giới thiệu cho bạn bè, để giảm buồn nôn, khó thở, giảm khó chịu do mùi vị chất lấy dấu. Kết luận: Phương pháp kỹ thuật số đem lại hiệu quả về thời gian. Người tham gia yêu thích phương pháp kỹ thuật số hơn thường quy. Từ khóa: Phương pháp lấy dấu kỹ thuật số, hiệu quả lâm sàng, sự lựa chọn của người tham gia, sự thoải mái khi điều trị. ABSTRACT COMPARISON OF DIGITAL AND CONVENTIONAL IMPRESSION TECHNIQUES Doan Minh Tri, Do Thi Kim Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 112 - 117 Objectives: The aim of this study was to compare two impression techniques from the perspective of participants’ preferences, treatment comfort and clinical effectiveness. Methods: Thirty-two participants