Đối tượng nghiên cứu của bài viết là 4 loài cây thuộc họ Cáng lò và họ Gừng, là những cây thuộc loại hiếm hoặc mới chỉ được phát hiện gần đây và chưa được nghiên cứu về thành phần hoá học: Tống quán sủi (Alnus nepalensis D. Don), Cáng lò (Betula alnoides Buch. -Ham. ex D. Don), Gừng môi tím đốm (Zingiber peninsulare I. Theilade), Riềng maclurei (Alpinia maclurei Merr.). Kết quả nghiên cứu mới về một số loài thuộc họ Cáng lò và họ Gừng của Việt Nam như sau: Đã xây dựng được quy trình thích hợp để điều chế các phần chiết từ các mẫu của các loài cây được nghiên cứu và các điều kiện phân tách sắc ký để phân lập các hợp chất tinh khiết từ các phần chiết. Lần đầu tiên đã nghiên cứu về thành phần hoá học của cây Tống quán sủi (Alnus nepalensis D. Don) và phân lập được 21 hợp chất; cây Cáng lò (Betula alnoides Buch. -Ham. ex D. Don) và đã phân lập được 16 hợp chất cùng hai hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 hợp chất; cây Gừng môi tím đốm (Zingiber peninsulare I. Theilade). Đã phân lập từ thân rễ của cây này được 9 hợp chất; cây Riềng maclurei (Alpinia Maclurei Merr.) – Đã phân lập từ thân rễ của cây này được 5 hợp chất. Đã đánh giá hoạt tính kháng vi sinh 2 vật kiểm định đối với 8 hợp chất tritecpenoit và steroit phân lập được. | Nghiên cứu thành phần hoá học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae Nghiên cứu thành phần hoá học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae Trương Thị Tố Chinh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa Hóa học Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ; Mã số: 62 44 27 01 Người hướng dẫn: 1. GS. TSKH. Phan Tống Sơn 2. PGS TS Phan Minh Giang Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Đối tượng nghiên cứu của luận án là 4 loài cây thuộc họ Cáng lò và họ Gừng, là những cây thuộc loại hiếm hoặc mới chỉ được phát hiện gần đây và chưa được nghiên cứu về thành phần hoá học: Tống quán sủi (Alnus nepalensis D. Don), Cáng lò (Betula alnoides Buch. -Ham. ex D. Don), Gừng môi tím đốm (Zingiber peninsulare I. Theilade), Riềng maclurei (Alpinia maclurei Merr.). Kết quả nghiên cứu mới về một số loài thuộc họ Cáng lò và họ Gừng của Việt Nam như sau: Đã xây dựng được qui trình thích hợp để điều chế các phần chiết từ các mẫu của các loài cây được nghiên cứu và các điều kiện phân tách sắc ký để phân lập các hợp chất tinh khiết từ các phần chiết. Lần đầu tiên đã nghiên cứu về thành phần hoá học của cây Tống quán sủi (Alnus nepalensis D. Don) và phân lập được 21 hợp chất; cây Cáng lò (Betula alnoides Buch. -Ham. ex D. Don) và đã phân lập được 16 hợp chất cùng hai hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 hợp chất; cây Gừng môi tím đốm (Zingiber peninsulare I. Theilade) – Đã phân lập từ thân rễ của cây này được 9 hợp chất; cây Riềng maclurei (Alpinia Maclurei Merr.) – Đã phân lập từ thân rễ của cây này được 5 hợp chất. Đã đánh giá hoạt tính kháng vi sinh 1 vật kiểm định đối với 8 hợp chất tritecpenoit và steroit phân lập được. Keywords. Thành phần hóa học; Hợp chất; Thực vật Content. 1. Đặt vấn đề Các hợp chất thiên nhiên đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong ngành sản xuất dược phẩm và nhiều lĩnh vực khác. Nhiều hợp chất này có thể được dùng làm nguyên mẫu hoặc cấu trúc dẫn đường cho sự phát hiện và phát triển dược .