Chẩn đoán và điều trị sốt ve mò ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh

Sốt ve mò là bệnh sốt phát ban truyền nhiễm do Orientia Tsutsugamushi gây ra, lây truyền qua vết cắn của ấu trùng mò. Diễn biến của bệnh thay đổi từ những thể nhẹ, có thể tự giới hạn đến những trường hợp nặng, gây tử vong. Bài viết mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, kháng sinh và đáp ứng kháng sinh điều trị của bệnh sốt ve mò ở người lớn. | Chẩn đoán và điều trị sốt ve mò ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐT VE MÒ Ở BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Đăng Khoa*, Lê Bửu Châu*, Nguyễn Anh Tú** TÓM TẮT Mở đầu: Sốt ve mò là bệnh sốt phát ban truyền nhiễm do Orientia Tsutsugamushi gây ra, lây truyền qua vết cắn của ấu trùng mò. Diễn biến của bệnh thay đổi từ những thể nhẹ, có thể tự giới hạn đến những trường hợp nặng, gây tử vong. Những năm gần đây, sốt ve mò ngày càng phổ biến nhưng có rất ít nghiên cứu về bệnh này ở Việt Nam trong thế kỉ XXI. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, kháng sinh và đáp ứng kháng sinh điều trị của bệnh sốt ve mò ở người lớn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp bệnh nhân người lớn sốt kéo dài và có lâm sàng điển hình gồm: sốt, phát ban, vết loét, viêm hạch. được chẩn đoán sốt ve mò tại khoa Nhiễm B, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ năm 2013 đến năm 2014 sẽ được tư vấn tham gia vào nghiên cứu. Sau khi bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và thu tập các thông tin về tình hình tiếp xúc với ổ bệnh, xét nghiệm, biến chứng, kháng sinh điều trị và đánh giá đáp ứng điều trị. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, có 76 trường hợpsốt ve mò được chẩn đoán và đồng ý tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình là 40,7 ±5 tuổi; 48 (63,2%) trường hợp là nam giới, làm nông chiếm gần 50% dân. Hơn 2/3 số bệnh nhân đến nhập viện sau thời gian sốt 7-14 ngày, nhức đầu và đau nhức mình chiếm hơn 90%. Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất với gần 50% số ca bệnh. Vết loét được ghi nhận dưới rốn chiếm 60,5% với kích thước chủ yếu từ 0,5x1 cho đến 1x1 cm; 97,4% số ca chỉ có 1 vết loét. Bạch cầu máu trong giới hạn bình thường chiếm hơn 50%; tiểu cầu thấp chỉ chiếm 22,4%; đa phần có tăng men gan AST và ALT nhẹ. Trung bình của CRP và procalcitonin

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.