Thông tin động về cấu trúc phân tử C2H2 từ sóng hài bậc cao sử dụng xung laser siêu ngắn

Sử dụng mô hình ba bước Lewenstein, nhóm tác giả đã tính được phát xạ sóng hài bậc cao (HHG) cho C2H2 khi tương tác với xung laser 800nm siêu ngắn (30 fs) cường độ cao ( 14 2 W / cm ). Khảo sát sự phụ thuộc của cường độ HHG vào góc định phương đưa đến kết luận là từ thông tin HHG ta có thể xác định được đồng phân của C2H2 (Acetylene hay Vinylidene). Bài viết chỉ ra được sự nhạy của HHG với khoảng cách liên hạt nhân C-C và từ đó sử dụng phương pháp so sánh phù hợp để trích xuất thông tin độ dài C-C từ HHG. | Thông tin động về cấu trúc phân tử C2H2 từ sóng hài bậc cao sử dụng xung laser siêu ngắn Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 12 năm 2007 THÔNG TIN ĐỘNG VỀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ C 2H 2 TỪ SÓNG HÀI BẬC CAO SỬ DỤNG XUNG LASER SIÊU NGẮN Nguyễn Ngọc Ty*, Nguyễn Đăng Khoa†, Lê Văn Hoàng‡ 1. Giới thiệu Các phản ứng hoá học thường xảy ra trong khoảng thời gian pico (10 12 ) giây hoặc nhỏ hơn, cho nên biết được các thông tin cấu trúc của các phân tử ở khoảng thời gian femto (10 15 ) giây luôn là mơ ước của các nhà khoa học [1]. Các thông tin thu được trong thang thời gian ngắn như vậy ta gọi là thông tin động. Nếu biết được các thông tin động về cấu trúc, việc can thiệp vào các quá trình trung gian trong các phản ứng hoá học sẽ trở thành hiện thực. Chính vì thế, việc tạo ra các nguồn laser có xung cỡ vài femto giây đã giúp cho các nhà vật lí có thể quan sát các quá trình trong phân tử ở cấp độ thời gian femto. Thật vậy, trong các công trình công bố gần đây trên các tạp chí uy tín thế giới, các nhà khoa học khẳng định khả năng chụp ảnh đám mây điện tử của các phân tử khi sử dụng các nguồn laser có cường độ cao. Cụ thể, trên tạp chí Nature ra ngày 16 tháng 12 năm 2004, nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Corkum (Canada) đã công bố công trình [2] về chụp ảnh phân tử ni-tơ ( N 2 ) và đã gây sự chú ý lớn cũng như quan tâm nghiên cứu của các nhóm khoa học khác [3],[4]. Việc thu được thông tin về cấu trúc phân tử có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp, ví dụ như tán xạ chùm điện tử năng lượng cao ( keV ) [5]. Tuy nhiên, ở đây đáng chú ý là tác giả [2] đã sử dụng xung laser cực ngắn (30 femto giây) chiếu vào khí ni-tơ với các góc của véc-tơ phân cực khác nhau và đo được sóng hài phát xạ ra (high-order harmonic generation – kí hiệu là HHG). Qua thông tin các sóng hài này, hình ảnh đám mây điện tử ngoài cùng (HOMO) của ni-tơ được tái tạo. Vì là thông tin được thu nhận trong khoảng thời gian nhỏ hơn * NCS, Khoa Vật lí, Trường ĐHSP .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.