Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản nhất về rủi ro tài chính và những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên các kết quả nghiên cứu để đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. | Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ---------- PHẠM QUANG TUẤN PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Đà Nẵng – Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐƢỜNG NGUYỄN HƢNG Phản biện 1: . Hoàng Tùng Phản biện 2: TS. Trần Thượng Bích La Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 04 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập vào sân chơi chung của toàn cầu như hiện nay, đặt ra những cơ hội cũng như thách thức đan xen lẫn nhau, chịu tác động của sự cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế thị trường, cho nên các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy mà vấn đề phân tích rủi ro của doanh nghiệp đã trở thành vấn đề thu hút được sự quan tâm của mọi người và ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong giai đoạn vừa qua nền kinh tế Việt Nam có sự biến động to lớn về nhiều mặt ảnh hưởng đến đa số ngành nghề kinh doanh, trong đó có ngành chế biến lương thực thực phẩm. Đi từ suy thoái kinh tế nặng nề năm 2008, 2009 khi cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát xảy ra, cho đến khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại. Theo nhận định của Bộ Công Thương, giai đoạn 2006 – 2010 đã ghi nhận được nỗ lực của ngành công nghiệp trong việc chuyển dịch cơ cấu toàn ngành với cán cân nghiêng về công nghiệp chế biến. Năm 2010 tỷ trọng công nghiệp chế