Bài viết trình bày kết quả áp dụng chỉ số LVI để đánh giá định lượng mức độ DBTT sinh kế ở 4 xã ven biển có RNM thuộc huyện Nga Sơn và Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Bộ chỉ số được xây dựng gồm 48 yếu tố phụ, 7 yếu tố chính: Thảm họa tự nhiên và BĐKH, hiện trạng chăm sóc sức khỏe, hiện trạng cung cấp thực phẩm, tiếp cận các tiện nghi, hiện trạng sinh kế, dân số - xã hội, hỗ trợ cộng đồng và 3 nhóm cấu thành theo IPCC: mức độ phơi bày (E), mức độ nhạy cảm (S), khả năng thích ứng (AC). | Áp dụng chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế gắn với rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại các huyện Nga Sơn và Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa BÀI BÁO KHOA HỌC ÁP DỤNG CHỈ SỐ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG SINH KẾ GẮN VỚI RỪNG NGẬP MẶN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI CÁC HUYỆN NGA SƠN VÀ HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA Phùng Ngọc Trường1, Lê Anh Tuân1, Phạm Thị Bích Ngọc2, Nguyễn Thị Xuân Thắng3 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả áp dụng chỉ số LVI để đánh giá định lượng mức độ DBTT sinh kế ở 4 xã ven biển có RNM thuộc huyện Nga Sơn và Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Bộ chỉ số được xây dựng gồm 48 yếu tố phụ, 7 yếu tố chính: Thảm họa tự nhiên và BĐKH, hiện trạng chăm sóc sức khỏe, hiện trạng cung cấp thực phẩm, tiếp cận các tiện nghi, hiện trạng sinh kế, dân số - xã hội, hỗ trợ cộng đồng và 3 nhóm cấu thành theo IPCC: mức độ phơi bày (E), mức độ nhạy cảm (S), khả năng thích ứng (AC). Các kết quả cho thấy tác động của BĐKH đến cộng đồng dân cư là khá lớn nhưng (AC) chưa thật sự đáp ứng được những diễn biến cực đoan, khó đoán định của các hiện tượng thời tiết, khí hậu. LVI có thể áp dụng ở đơn vị hành chính các cấp, giúp cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách giám sát diễn biến mức độ DBTT, đề xuất xây dựng chính sách hướng tới sinh kế bền vững. Từ khóa: Chỉ số tổn thương sinh kế (LVI), Sinh kế, Biến đổi khí hậu, Rừng ngập mặn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ* đây cũng là khu vực thường xuyên chịu tác động Tổn thương sinh kế do tác động của biến đổi lớn của các hoạt động thời tiết bất thường. khí hậu (BĐKH) là sự thiệt hại về việc làm, thu Việc dựa vào hệ sinh thái (HST) đất ngập nước, nhập cho con người, do thay đổi của các yếu tố như HST rừng ngập mặn (RNM) được cho là một khí hậu và những hiện tượng kèm theo do BĐKH trong những khả năng thích ứng sinh kế quan trọng gây ra, với cường độ và tần suất ngày càng cao, có tại cộng đồng ven biển trong bối cảnh BĐKH. Đặc thể gây ra những tổn thất vô cùng to lớn (Bùi Sỹ biệt ở các vùng nhiệt đới, RNM là .