Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu xác định độ lệch tàu do người điều khiển để khuyến cáo các độ lệch tàu lớn nhất trong công tác thiết kế luồng hàng hải Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu độ lệch tàu do người điều khiển phục vụ thiết kế luồng hàng hải BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN THỊNH TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐỘ LỆCH TÀU DO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHỤC VỤ THIẾT KẾ LUỒNG HÀNG HẢI Tóm tắt luận án tiến sĩ kỹ thuật Ngành: Khoa học hàng hải; mã số 9840106 Chuyển ngành: Khoa học hàng hải Hải Phòng 9/2019 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học: . Phạm Văn Thuần Phản biện 1: Đơn vị công tác: Phản biện 2 Đơn vị công tác: . Phản biện 3 Đơn vị công tác: . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam vào hồi . giờ phút ngày tháng .năm . MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi đa dạng và phong phú và đặc biệt là dọc theo bờ biển Việt Nam có hơn 100 cảng biển lớn nhỏ hơn 40 tuyến luồng hàng chính có tổng chiều dài gần 800km. Trong đó, luồng hàng hải luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa trên các con tàu để đóng góp rất lớn trong việc phát triển ngành kinh tế biển của Việt Nam. Tuy nhiên, việc thiết kế các luồng chạy tàu, chúng ta sử dụng Quy trình thiết kế kênh biển 1976, hướng dẫn Thiết kế luồng của USACE, Thoresen 2005, PIANC, hướng dẫn theo tiêu chuẩn OCDI, tiêu chuẩn TCVN 11419:2016. Mặc dù có nhiều hướng dẫn thiết kế luồng, song các hướng dẫn còn chưa đánh giá được hết đặc điểm dự phòng cho bề rộng luồng, đặc biệt là các nghiên cứu chưa đi vào phân tích được quỹ đạo chuyển động của tàu trên luồng hành hải để tính đến yếu tố dự phòng do độ lệch tàu gây ra bởi người điều khiển. Đây là một thiếu sót lớn cần được nghiên cứu bổ sung. Do đó, có thể khẳng .