Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách

Bài viết này phân tích cơ cấu, tính chất và xu hướng tài chính phát triển và các nguồn đầu tư cho phát triển ở Việt Nam, so sánh với một số nước ASEAN, trong giai đoạn 2000-2016. Các phân tích chỉ ra rằng sự gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và việc mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính để thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Mở rộng cơ sở thuế như là một nguồn thu ngân sách thường xuyên hơn, tăng nguồn thu ngân sách từ việc quản lý tốt hơn các tài sản nhà nước trong khi nâng cao hiệu quả chi tiêu chính phủ và đầu tư công, cùng với nỗ lực quản lý tốt nợ công, sẽ có vai trò then chốt để bảo đảm các nguồn tài chính công đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện thành công các SDGs. Ngoài ra, bài viết cũng nêu bật sự cần thiết phải bảo đảm quá trình chuyển tiếp thông suốt ra khỏi giai đoạn tiếp nhận Trợ giúp phát triển chính thức (ODA), quản lý tốt hơn mối quan hệ tương tác giữa các nguồn tài chính cho phát triển cũng như khắc phục tình trạng phân mảnh và các vấn đề trong công tác phối hợp gắn liền với chủ trương phân cấp quản lý. | Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHU ẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Hồ Đình Bảo Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân Email: hodinhbao@ Nguyễn Phúc Hải Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân Email: hainp@ Tóm tắt Bài viết này phân tích cơ cấu, tính chất và xu hướng tài chính phát triển và các nguồn đầu tư cho phát triển ở Việt Nam, so sánh với một số nước ASEAN, trong giai đoạn 2000-2016. Các phân tích chỉ ra rằng sự gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và việc mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính để thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Mở rộng cơ sở thuế như là một nguồn thu ngân sách thường xuyên hơn, tăng nguồn thu ngân sách từ việc quản lý tốt hơn các tài sản nhà nước trong khi nâng cao hiệu quả chi tiêu chính phủ và đầu tư công, cùng với nỗ lực quản lý tốt nợ công, sẽ có vai trò then chốt để bảo đảm các nguồn tài chính công đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện thành công các SDGs. Ngoài ra, bài viết cũng nêu bật sự cần thiết phải bảo đảm quá trình chuyển tiếp thông suốt ra khỏi giai đoạn tiếp nhận Trợ giúp phát triển chính thức (ODA), quản lý tốt hơn mối quan hệ tương tác giữa các nguồn tài chính cho phát triển cũng như khắc phục tình trạng phân mảnh và các vấn đề trong công tác phối hợp gắn liền với chủ trương phân cấp quản lý. Từ khóa: Tài chính phát triển; Nguồn thu chính phủ; Nợ công; Viện trợ nƣớc ngoài 1. Dẫn nhập Việt Nam đã bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới với tƣ cách là nƣớc có mức thu nhập trung bình thấp trong khi bức tranh tài chính cho phát triển thay đổi nhanh chóng, do đó đòi hỏi phải có một sự thay đổi trong chiến lƣợc huy động và sử dụng các nguồn tài chính cho sự nghiệp phát triển của đất nƣớc. Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.