Lên Tây Bắc ngắm nhìn cảnh sắc núi non điệp trùng, mây cuộn mình trong sương, sương giăng mờ đỉnh núi. Đất trời ưu ái cho Tây Bắc vẻ đẹp miên viễn như huyền thoại, như thi ca. Nhưng ai biết đâu Tây Bắc cũng từng có những ngày chìm trong đêm đen của xã hội phong kiến – thực dân bao phủ. Cái xã hội ấy thật tàn bạo bởi nó đã bóp nghẹt sự sống của con người, tước đoạt ước mơ, giết chết khát vọng. Nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là một điển hình. Tô Hoài là nhà văn có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của đồng bào miền núi cao Tây Bắc. “Vợ chồng A Phủ” (1952) chính là “món nợ ân tình” mà Tô Hoài phải trả cho đồng bào nơi đây bởi họ sống ân nghĩa ân tình quá đỗi, Tô Hoài không thể nào quên. Tác phẩm viết về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên đi tìm cuộc sống tự do. | Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau “Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài trong truyện. ĐỀ BÀI: Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau “Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài trong truyện Bài văn mẫu Lên Tây Bắc ngắm nhìn cảnh sắc núi non điệp trùng, mây cuộn mình trong sương, sương giăng mờ đỉnh núi. Đất trời ưu ái cho Tây Bắc vẻ đẹp miên viễn như huyền thoại, như thi ca. Nhưng ai biết đâu Tây Bắc cũng từng có những ngày chìm trong đêm đen của xã hội phong kiến – thực dân bao phủ. Cái xã hội ấy thật tàn bạo bởi nó đã bóp nghẹt sự sống của con người, tước đoạt ước mơ, giết chết khát vọng. Nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là một điển hình. Tô Hoài là nhà văn có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của đồng bào miền núi cao Tây Bắc. “Vợ chồng A Phủ” (1952) chính là “món nợ ân tình” mà Tô Hoài phải trả cho đồng bào nơi đây bởi họ sống ân nghĩa ân tình quá đỗi, Tô Hoài không thể nào quên. Tác phẩm viết về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên đi tìm cuộc sống tự do. Trong truyện, cô Mị là một nhân vật đầy ám ảnh. Hoàn cảnh khốn khổ và tâm lý biến đổi theo thời gian của Mị để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người, đặc biệt là khi cô Mị “Ở lâu trong cái khổ” và từ trong “cái khổ” mà “phơi phới trở lại”, qua đây người đọc nhận ra tư tưởng nhân đạo cao quý của Tô Hoài gửi gắm trong thiên truyện. Mỗi nhà văn đều có một tạng riêng. Nếu Nam Cao để lại dấu ấn trong lòng người bằng .