Hiện nay có nhiều thành tựu đạt được trong lĩnh vực sản xuất thuốc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên các tác nhân như vi khuẩn, virus và nấm vẫn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. Sự kháng thuốc của tác nhân gây bệnh và những tác dụng không mong muốn của thuốc đã thúc đẩy việc tìm kiếm hoạt chất kháng khuẩn mới có nguồn gốc từ thực vật là rất cần thiết. Mục tiêu của đề tài nhằm cung cấp thêm nguồn nguyên liệu cho nghiên cứu và phát triển thuốc mới có nguồn gốc từ dược liệu. | Đánh giá khả năng ức chế một số vi sinh vật gây bệnh trên da từ cao chiết rau má (Centella asiatica (L.) Urban) Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 03 - 2018 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ MỘT SỐ VI SINH VẬT GÂY BỆNH TRÊN DA TỪ CAO CHIẾT RAU MÁ (Centella asiatica (L.) Urban) Dương Thị Bích1*, Nguyễn Kim Phụng1, Nghị Ngô Lan Vi1 và Nguyễn Văn Bá2 1 Khoa Dược – Điều dưỡng, Trường Đại học Tây Đô (Email: ngocbichtd10@) 2 Khoa Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Tây Đô Ngày nhận: 28/3/2018 Ngày phản biện: 16/4/2018 Ngày duyệt đăng: 05/5/2018 TÓM TẮT Hiện nay có nhiều thành tựu đạt được trong lĩnh vực sản xuất thuốc kiểm sóat các bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên các tác nhân như vi khuẩn, virus và nấm vẫn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. Sự kháng thuốc của tác nhân gây bệnh và những tác dụng không mong muốn của thuốc đã thúc đẩy việc tìm kiếm hoạt chất kháng khuẩn mới có nguồn gốc từ thực vật là rất cần thiết. Mục tiêu của đề tài nhằm cung cấp thêm nguồn nguyên liệu cho nghiên cứu và phát triển thuốc mới có nguồn gốc từ dược liệu. Hai loại Rau má trồng và mọc hoang được chiết xuất bằng dung môi ethanol-nước (85:15), thu được cao Rau má với hiệu suất chiết của Rau má trồng (R2) là 26% và Rau má hoang (R1) là 30,7%. Cao chiết được thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch trên các dòng vi khuẩn P. acnes, S. aureus, S. epidermidis và vi nấm C. albicans. Kết quả cho thấy cả 2 loại cao Rau má trồng (R2) và Rau má hoang (R1) đều thể hiện đặc tính kháng khuẩn ở nồng độ 50 mg/mL. Cụ thể đối với P. acnes, vùng vô khuẩn trung bình là 8 1,0 mm (R1) và 9 1,0 mm (R2). Với S. aureus vùng vô khuẩn trung bình là 2,67 1,53 mm (R1) và 5,33 0,58 mm (R2). Với S. epidermidis vùng vô khuẩn trung bình là 3,33 1,16 mm (R1) và 5,67 0,58 mm (R2). Với nấm C. albicans vùng vô khuẩn trung bình là 8,33 0,58 mm (R1) và 9 0,0 mm (R2). Trong đó đặc tính Rau má trồng (R2) thể hiện khả