Một phương thức tự sự đặc sắc trong truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất của Lỗ Tấn

Bài viết đề cập tới một trong những phương thức tự sự đặc sắc mà nhà văn đã sử dụng, qua một tác phẩm mà lâu nay chưa được các nhà nghiên cứu Việt Nam đề cập đến nhiều, đó là truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất. | Một phương thức tự sự đặc sắc trong truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất của Lỗ Tấn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2011 Vol. 56 No. 2 pp. 46-52 MỘT PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ ĐẶC SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN TIẾC THƯƠNG NHỮNG NGÀY ĐÃ MẤT CỦA LỖ TẤN Nguyễn Thị Mai Chanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Lỗ Tấn 1881- 1936 là một trong số các tác gia truyện ngắn trên thế giới có tài hấp dẫn độc giả bao thế hệ. Nghệ thuật tự sự với các phương thức trần thuật được lựa chọn vận dụng sáng tạo là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nên nét độc đáo thú vị của những trang truyện ngắn Lỗ Tấn góp tiếng nói khẳng định chỗ đứng vững chắc của nhà văn trên văn đàn thế giới. Dưới ngòi bút nhà văn nhiều phương thức tự sự mới trên cơ sở kế thừa quá khứ đã được xác lập. Truyện ngắn Lỗ Tấn một mặt thể hiện sự hấp thụ những thành phần hữu ích của văn học quá khứ mặt khác thể hiện ý thức không ngừng thâu nhận rộng rãi những tinh hoa của văn học nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề cập tới một trong những phương thức tự sự đặc sắc mà nhà văn đã sử dụng qua một tác phẩm mà lâu nay chưa được các nhà nghiên cứu Việt Nam đề cập đến nhiều đó là truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất. 2. Nội dung nghiên cứu Tiếc thương những ngày đã mất thuộc phương thức tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến - phương thức tự sự mà ở đó tác giả chọn một nhân vật xưng tôi để kể chuyện. Mọi sự việc tình tiết trong tác phẩm đều được kể lại bởi lời của người kể xưng tôi duy nhất ấy. Tôi là nhân vật tự trị bên trong câu chuyện điểm nhìn của anh ta luôn là trung tâm định hướng cố định cho độc giả. Một khi câu chuyện được kể ra có nghĩa là nó không tách rời ý thức của người kể. Thiếu vắng vai trò của tôi rất có thể câu chuyện được mang một ý nghĩa khác. Đứng ở vị trí người kể chuyện tôi không bị các nhân vật khác nhìn chỉ có các nhân vật khác bị nhìn theo quan điểm của tôi . Mặt khác cái tôi - người kể chuyện vốn tự thân nó đã có ý nghĩa nhân đôi bởi vậy tôi còn là đối tượng của cái .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.