Bài viết tổng quan các vấn đề suy thoái đối với ba nguồn tài nguyên chính tại Việt Nam hiện nay – đất, nước, đa dạng sinh học – chi phối hầu hết các tiến trình tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nói chung và phúc lợi cuộc sống của con người nói riêng. Trên cơ sở các luận điểm chính của Học thuyết Hiện đại hóa sinh thái, bài viết kết thúc với một số kiến nghị nhằm phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường tại Việt Nam. | Môi trường và phát triển kinh tế MÔI TRƢỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TS. Phạm Văn Hội và Bùi Thị Nga21 Giới thiệu Môi trường là nền tảng cho hoạt động sống và sản xuất của các thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần nông nghiệp khi chất lượng môi trường chi phối trực tiếp đến toàn bộ các hợp phần cấu thành và các công đoạn sản xuất của thành phần này. Những suy giảm về chất lượng môi trường do tác động của các hoạt động sống và sản xuất hôm nay sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả sản xuất ngày mai. Hậu quả từ môi trường suy thoái thường rất lớn khó dự đoán và có thể có những hậu quả thảm khốc đến nền kinh tế quốc gia nói chung và phúc lợi của người dân nói riêng. Bài viết này sẽ tổng quan các luận điểm chính của học thuyết Hiện đại hóa Sinh thái học thuyết môi trường đang thịnh hành và chi phối các chính sách quản lý và phát triển môi trường tại Bắc âu. Bài viết cũng tổng quan các vấn đề suy thoái đối với ba nguồn tài nguyên chính tại Việt Nam hiện nay đất nước đa dạng sinh học chi phối hầu hết các tiến trình tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nói chung và phúc lợi cuộc sống của con người nói riêng. Trên cơ sở các luận điểm chính của Học thuyết Hiện đại hóa sinh thái bài viết kết thúc với một số kiến nghị nhằm phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường tại Việt Nam. Học thuyết hiện đại hóa sinh thái Quản l môi trường thường được xem là nhiệm vụ chủ yếu của chính phủ bởi vì bản chất của môi trường là dịch vụ công WorldBank 1992 . Kết quả là các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường thường đặt trọng tâm vào những phân tích các chính sách và thực thi chính sách của chính phủ. Tuy nhiên các bằng chứng trong giai đoạn 1970s và 1980s cho thấy chính phủ được xem như là l do thành công và hoặc thất bại trong những cố gắng bảo vệ môi trường. Nổi bật là những tranh cãi về hiệu quả quản l môi trường giữa thể chế kế hoạch tập trung và thị trường tự do Mol and Frijns 1998 . Tuy nhiên kể từ giữa 1980s các nghiên cứu đã nhấn mạnh về sự thành công hạn .