Phải chăng sự phân chia ruộng đất đều nhau cho mỗi suất đinh trong làng như thế phản ảnh sự đóng góp công sức lao động ngang nhau của nhân dân trong quá trình khai hoang. Và để được hưởng quyền lợi ấy phải kể đến quá trình đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân chống lại chính sách khôi phục công điền của triều đình nhà Nguyễn. Chính sự phân chia mang tính bình quân này đã góp phần quy định hình thức tư hữu nhỏ của chế độ tư điền thế nghiệp lúc bấy giờ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science. 2010 Vol. 55 No. 7 pp. 82-87 TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở TIỀN HẢI THÁI BÌNH NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Đặt vấn đề Tháng 9 năm 1828 huyện Tiền Hải chính thức được thành lập sau một quá trình khẩn hoang đầy gian khổ của nhân dân ta. Vậy sau khẩn hoang ruộng đất ở vùng này thuộc về sở hữu công hay tư là công điền hay tư điền Và đề nghị của Nguyễn Công Trứ - người có công lãnh đạo công cuộc khẩn hoang này Đất đai vỡ hoang sau 3 năm thành ruộng đều chiếu theo lệ tư điền mà đánh thuế có được chấp nhận và thực hiện trong thực tế không Đó là những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm và tìm cách trả lời. Song trên thực tế có không ít những ý kiến khác nhau thậm chí trái ngược. Điều đó cũng phần nào cho thấy sự phức tạp tính đa dạng trong phương thức phân phối sở hữu ruộng đất nơi đây sau quá trình khai khẩn. 2. Nội dung nghiên cứu Chúng ta có thể tạm chia thành hai luồng ý kiến khác nhau một bên cho rằng đầu thế kỷ XIX ở Tiền Hải chỉ tồn tại công điền thổ khác với Kim Sơn là tư điền quân cấp còn một bên thì khẳng định ở Tiền Hải ngay từ buổi đầu khai khẩn chế độ tư hữu đã xuất hiện song song với chế độ ruộng công. Đại diện cho luồng ý kiến thứ nhất phải kể đến Văn Tân Nguyễn Văn Đa Vũ Huy Phúc. Văn Tân trong Nguyễn Công Trứ và những việc ông làm hồi thế kỷ XIX tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 152 năm 1973 đã viết Chủ trương của Nguyễn Công Trứ là người nào khai phá được bao nhiêu mẫu sào đều cho nhận làm ruộng tư bị triều đình bác bỏ biến thành công điền công thổ như ở huyện Tiền Hải 1 . Hay theo Nguyễn Văn Đa trong Nguyễn Công Trứ nhà khẩn hoang lỗi lạc của thế kỷ XIX tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 47 năm 1969 thì nhà Nguyễn quy định ruộng đất mới khai khẩn ở Tiền Hải là công điền thổ và ở Kim Sơn là tư điền quân cấp. Và mấy năm sau trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5 182 tháng 9 - 10 1978 với bài viết Mấy nhận xét sơ bộ về nhân vật lịch sử Nguyễn Công Trứ Vũ Huy Phúc 82 Tình .