Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý di tích đình, đền, chùa Bảo Sài, từ đó rút ra những mặt ưu điểm và hạn chế trong quản lý, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý di tích trong những năm tiếp theo. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THANH TÙNG QUẢN LÝ DI TÍCH ĐÌNH ĐỀN CHÙA BẢO SÀI PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 2016 - 2018 Hà Nội 2020 CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học TS. Lê Thị Thu Hà Phản biện 1 . Nguyễn Thị Phương Châm Phản biện 2 . Lê Quang Vinh Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương Vào ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di tích lịch sử văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Là tài sản vô cùng quý giá là bộ phận hợp thành nên nền văn hóa Việt Nam được lưu giữ trường tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đó chúng ta có thể nhận ra trình độ phát triển trong quá khứ của một dân tộc cộng đồng dân cư tìm thấy những giá trị lịch sử văn hóa tinh thần trăm năm ngàn năm chưa phai nhạt. Do đó ở bất cứ quốc gia dân tộc nào di tích cũng được trân quý. Hải Dương nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ - cái nôi của nền văn hóa sông Hồng là một trong Tứ trấn của Kinh thành Thăng Long nước Đại Việt. Đây cũng là mảnh đất Địa linh nhân kiệt từng sản sinh và nuôi dưỡng biết bao bậc hiền tài trên nhiều lĩnh vực góp phần xây dựng và làm rạng rỡ đất nước. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng bộ chính quyền các đoàn thể và nhân dân tỉnh Hải Dương nhiều di sản văn hóa trong đó có hệ thống các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh đã được nhận diện giá trị bảo tồn và phát huy góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên do mặt trái của nền kinh tế thị trường đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra với tốc độ mạnh mẽ cùng với sự giao lưu hội nhập toàn diện đã tác động một cách sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Bởi vậy đối với di sản văn hóa nói