Xác định khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng tự nhiên bằng phương pháp thực nghiệm - trường hợp áp dụng tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Thông qua việc nghiên cứu và kết quả đo, đếm, tính toán ở các ô tiêu chuẩn ngoài thực địa , diện tích, sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của 4 trạng thái rừng ở huyện Chư Prông đã được xác định. Cụ thể là: Rừng giàu 87,19 tấn/ha; Rừng trung bình 54,99 tấn/ha; Rừng nghèo 37,48 tấn/ha và rừng chưa có trữ lượng 6,91 tấn/ha mỗi năm. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 18 Số 2 2021 XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM - TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG TẠI HUYỆN CHƯ PRÔNG TỈNH GIA LAI Đào Xuân Linh1 Hà Văn Hành2 1 Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương Gia Lai 2 Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email hanhdiahue@ Ngày nhận bài 8 9 2020 ngày hoàn thành phản biện 10 9 2020 ngày duyệt đăng 15 4 2021 TÓM TẮT Chư Prông là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Gia Lai nơi có điều kiện rất thuận lợi để phát triển rừng và nghề rừng. Ngoài chức năng phòng hộ và cân bằng sinh thái rừng Chư Prông có khả năng hấp thụ CO2 góp phần vào việc giảm thiểu khí nhà kính hạn chế sự biến đổi khí hậu. Thông qua việc nghiên cứu và kết quả đo đếm tính toán ở các ô tiêu chuẩn ngoài thực địa diện tích sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của 4 trạng thái rừng ở huyện Chư Prông đã được xác định. Cụ thể là Rừng giàu 87 19 tấn ha rừng trung bình 54 99 tấn ha rừng nghèo 37 48 tấn ha và rừng chưa có trữ lượng 6 91 tấn ha mỗi năm. Từ khóa Sinh khối khả năng hấp thụ CO2 trạng thái rừng Chư Prông Gia Lai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo ước tính của IPCC lượng CO2 trong khí quyển chiếm tới 60 nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu. Một trong những giải pháp làm hạn chế sự biến đổi của khí hậu làm giảm phát thải khí CO2 vào khí quyển là nâng cao khả năng hấp thụ CO2 của các hệ sinh thái rừng - bể chứa CO2 nhiều nhất trong các hệ sinh thái trên cạn. CO2 được tích lũy trong cây rừng ở nhiều bộ phận khác nhau như Sinh khối của cây tầng cao thực vật tầng thấp vật rơi rụng và mùn trong đất. Tuy nhiên tổng sinh khối của cây trên mặt đất là bể chứa CO2 quan trọng nhất và trực tiếp bị ảnh hưởng do suy thoái rừng. Vì vậy ước tính tổng lượng sinh khối trên mặt đất là bước quan trọng trong việc đánh giá tổng lượng CO2 và tuần hoàn của nó trong hệ sinh thái rừng. Quy trình đo lường bể chứa CO2 được miêu tả cụ thể trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như Post et al. 1999 .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.