Bài viết giới thiệu, cung cấp những thông tin và dữ liệu cơ bản về 5 bộ giáo trình tiếng Nga mới được xây dựng theo các cấp độ từ A1 đến B2 (do các tác giả người Nga biên soạn) và được đề xuất đưa vào giảng dạy tại Khoa tiếng Nga Trường Đại học Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo! | KHẢO SÁT GIÁO TRÌNH TIẾNG NGA MỚI THEO CẤP ĐỘ ThS Phạm Mai Phương Bài viết giới thiệu cung cấp những thông tin và dữ liệu cơ bản về 5 bộ giáo trình tiếng Nga mới được xây dựng theo các cấp độ từ A1 đến B2 do các tác giả người Nga biên soạn và được đề xuất đưa vào giảng dạy tại Khoa tiếng Nga Trường Đại học Hà Nội. Ngoài ra bài viết còn đưa ra những đánh giá sơ bộ về ưu điểm và nhược điểm của 5 bộ giáo trình này cũng như bộ giáo trình hiện đang được sử dụng là Дорога в Россию . Đồng thời bài viết cũng giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về những vấn đề được nêu ra trong phần đầu của bài. Trong giảng dạy ngoại ngữ một vấn đề quan trọng luôn được các nhà giáo học pháp quan tâm hàng đầu là việc lựa chọn được một bộ giáo trình có nội dung và cấu trúc phù hợp cho một đối tượng người học cụ thể. Bộ giáo trình đó phải có khả năng cung cấp đầy đủ hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ cần dạy lượng từ vựng cần và đủ cho một trình độ và có tính giao tiếp cao. Đặc biệt thực tiễn giảng dạy ngày nay còn đòi hỏi khối lượng kiến thức của giáo trình đó phải được phân chia thành 6 cấp độ năng lực ngôn ngữ theo khung tham chiếu Châu Âu. Trong lĩnh vực dạy và học tiếng Nga hiện nay xuất hiện rất nhiều bộ giáo trình mới cho các cấp độ khác nhau. Song đáng tiếc là chưa bộ giáo trình nào đảm bảo đầy đủ các cấp độ từ A1 đến C2. Ở các trường đại học có giảng dạy tiếng Nga một trong những giáo trình chính được sử dụng nhiều nhất cho bộ môn Thực hành tiếng trong nhiều năm qua là giáo trình Đường tới nước Nga Дорога в Россию có các cấp độ từ A1 đến B1. Giáo trình này được xây dựng từ trình độ cơ bản đến nâng cao khá toàn diện dễ tiếp cận và giúp sinh viên phát triển được các kỹ năng nghe nói đọc viết. Hệ thống ngữ pháp cũng tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh. Tuy nhiên kiến thức ngữ pháp và từ vựng của bộ giáo trình này không được xây dựng theo các chủ đề mà có tính dàn trải và được trình bày qua hệ thống bài tập. Đặc biệt trong giáo trình này thiếu các dạng bài tập mang tính giao tiếp và hình ảnh .