Nghiên cứu khả năng đánh dấu tế bào ung thư đại trực tràng (HT-29) của tổ hợp vật liệu nano chứa ion đất hiếm Tb3 với kháng thể kháng CD133

Bài viết trình bày thanh vật liệu nano Tb3+ TbPO4@Silica-NH2 cũng cho thấy đã được bọc và liên hợp hóa bề mặt vật liệu bằng silica, hoạt hóa bằng amino-silane. Tổ hợp này được cộng hợp thành công với kháng thể đơn dòng kháng CD133. Kết quả là tổ hợp CD133+TbPO4@Silica-NH2 cho thấy có khả năng đánh dấu tế bào ung thư HT-29 và phát quang mạnh khi quan sát bằng kính hiển vi huỳnh quang. | Tạp chí Công nghệ Sinh học 17 3 427-433 2019 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐÁNH DẤU TẾ BÀO UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG HT-29 CỦA TỔ HỢP VẬT LIỆU NANO CHỨA ION ĐẤT HIẾM Tb3 VỚI KHÁNG THỂ KHÁNG CD133 Lê Nhật Minh1 Võ Trọng Nhân1 Nguyễn Thị Nga2 Trần Thu Hương3 4 Phùng Thị Kim Huệ 1 5 Đỗ Thị Thảo2 3 5 1 Trường THPT chuyên Hùng Vương Gia Lai Pleiku Gia Lai Việt Nam 2 Viện Công nghệ sinh học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Học Viện Khoa học và công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4 Viện Khoa học vật liệu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 5 Viện Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển Giáo dục Tây Nguyên Việt Nam Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail thaodo74@ Ngày nhận bài Ngày nhận đăng TÓM TẮT Công nghệ nano là một công nghệ chủ chốt mang lại nhiều ứng dụng quan trọng trong nghiên cứu y sinh. Các lantanit kích thước nano có độ ổn định cao dễ chế tạo và hoạt hóa bề mặt trong đó có vật liệu nano chứa ion Tb3 có triển vọng lớn. Bên cạnh đó tế bào gốc ung thư CSCs liên quan trực tiếp đến sự kháng thuốc di căn ung thư tái phát. Vì thế CSCs được xem là đích hướng tới cho việc nghiên cứu tìm kiếm các liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả hơn. Phân tử glycoprotein xuyên màng tế bào - CD133 là một trong những dấu ấn phân tử marker thường xuất hiện trên bề mặt CSCs. Trong nghiên cứu này kháng thể kháng đặc hiệu CD133 được tổ hợp với vật liệu nano chứa ion đất hiếm Tb3 và ủ với dòng tế bào ung thư đại trực tràng người HT-29 nhằm đánh giá khả năng đánh dấu CSCs và khả năng phát quang của vật liệu nano chứa ion Tb3 trong điều kiện in vitro. Kết quả cho thấy các thanh nano chứa ion đất hiếm Tb3 được chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt có độ dài khoảng 300 - 800 nm đường kính khoảng 40 - 50 nm có cấu trúc dạng hexagonal của terbium phosphate monohydrate phát quang vùng màu xanh. Các thanh vật liệu nano Tb3 TbPO4@Silica-NH2 cũng cho thấy đã được bọc và liên hợp hóa bề mặt vật liệu bằng silica hoạt hóa bằng amino-silane. Tổ hợp này .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.