Bảo vệ người tiêu dùng tài chính có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển hệ thống tài chính nói riêng và mục tiêu tài chính toàn diện nói chung tại mỗi quốc gia. Bài viết đề xuất khuyến nghị cho Việt Nam trong hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính gắn với mục tiêu tài chính toàn diện. | Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính gắn với mục tiêu tài chính toàn diện tại Việt Nam Phạm Đức Anh - Nguyễn Nhật Minh Học viện Ngân hàng Ngày nhận 04 12 2021 Ngày nhận bản sửa 29 12 2021 Ngày duyệt đăng 18 01 2022 Tóm tắt Bảo vệ người tiêu dùng tài chính có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển hệ thống tài chính nói riêng và mục tiêu tài chính toàn diện nói chung tại mỗi quốc gia. Theo đó một khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính toàn diện được xem như điều kiện tiên quyết hướng tới mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính cũng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng trong việc ra quyết định sử dụng dịch vụ tài chính. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống và nguồn dữ liệu thứ cấp nhằm phân tích thực tiễn quốc tế gắn với bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong đó các thông lệ tốt của Ngân hàng Thế giới và OECD G20 cũng như kinh nghiệm xây dựng khuôn khổ pháp lý của một số quốc gia như Mỹ Canada Hàn Quốc và Indonesia được làm rõ. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất khuyến nghị cho Việt Nam Completing Vietnam s legislative framework for financial consumer protection in line with the goal of financial inclusion Abstract Financial consumer protection plays a crucial role in fostering the development of a nation s financial system in particular and the goal of financial inclusion in general. Accordingly a comprehensive legislative system for financial consumer protection is deemed a prerequisite for improving access to financial services and benefiting consumers in making use of financial services. This study employs the case study approach and secondary data source to examine international practices linked with financial consumer protection including good practices proposed by the World Bank and OECD G20 and the experiences in establishing the related legislative framework of countries such as the US Canada South Korea and Indonesia. On that basis recommendations to Vietnam for completing the legislative system for financial