Nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu tìm ra được tỷ lệ phối trộn PAC và tinh bột biến tính Cationic phù hợp cho quá trình keo tụ để xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt hiệu suất cao nhất bằng thí nghiệm Jar-test với các điều kiện thích hợp về liều lượng chất keo tụ, tốc độ khuấy, pH và thời gian lắng. | Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 1 2018 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TINH BỘT BIẾN TÍNH CATIONIC HỖ TRỢ POLYALUMINIUM CHLORIDE TRONG QUÁ TRÌNH KEO TỤ TẠO BÔNG NƯỚC THẢI THỦY SẢN Hồ Phước Thạnh1 Lâm Văn Giang1 Nguyễn Thị Hồng Nhung2 Trần Thành2 1 Trường Đại học Bách khoa ĐHQG 2 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Tác giả liên lạc tthanh@ Ngày nhận bài 06 02 2018 Ngày duyệt đăng 22 3 2018 TÓM TẮT Hiện nay bùn thải hóa học từ việc sử dụng hóa chất keo tụ vô cơ trong quá trình keo tụ tạo bông tuyển nổi từ ngành chế biến thủy sản ngày càng gia tăng gây tác động đến môi trường khi thải bỏ sau quá trình xử lý. Với xu thế hướng đến phát triển công nghiệp xanh việc tìm ra vật liệu có nguồn gốc tự nhiên để thay thế cho các chất hóa học thương mại là cần thiết. Nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu tìm ra được tỷ lệ phối trộn PAC và tinh bột biến tính Cationic phù hợp cho quá trình keo tụ để xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt hiệu suất cao nhất bằng thí nghiệm Jar-test với các điều kiện thích hợp về liều lượng chất keo tụ tốc độ khuấy pH và thời gian lắng. Kết quả cho thấy với hỗn hợp 300 mg l PAC và 300 mg l tinh bột biến tính Cationic đã đạt được 50 21 và 97 49 hiệu suất xử lý COD và độ màu đầu vào ở pH là 6 78. Khi thay đổi tỷ lệ 450 mg l PAC và 150mg l tinh bột biến tính Cationic đã nâng hiệu suất xử lý COD lên đạt 55 93 đầu vào ở mức pH tương đương. Từ khóa Tinh bột keo tụ nước thải thủy sản. RESEARCH APPLICATION CATIONIC DENATURATION CARBOHYDRATE SUPPORT POLYALUMINIUM CHLORIDE IN THE PROCESS COAGULATION OF AQUATIC WASTEWATER Ho Phuoc Thanh1 Lam Van Giang1 Nguyen Thi Hong Nhung2 Tran Thanh2 1 University of Technology VNU Ho Chi Minh City 2 Nguyen Tat Thanh University Corresponding Author tthanh@ ABSTRACT Currently chemical sludge from the use of inorganic flocculation in the process of flocculation flotation from the fishery processing industry is increasing the impact on the environment when discharged after process. With the trend .