Cuốn sách góp phần tạo nên hứng thú tìm hiểu lịch sử cho độc giả thông qua việc trình bày những nội dung nổi bật, đáng nhớ, những dấu ấn đậm nét của từng giai đoạn lịch sử , giúp độc giả có thể tiếp cận lịch sử đất nước không chỉ theo thời gian mà còn theo các nội dung cụ thể có ý nghĩa như những "điểm nhấn", "dấu hiệu nhận biết" của mỗi thời kỳ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách. | Chương IV VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1945 I. VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1897 1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta Trong lịch sử thế giới thời kỳ từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX là thời kỳ chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây dần xác lập tiến tới thắng thế hoàn toàn trước chế độ phong kiến. Ở Pháp từ năm 1789 với thắng lợi của cách mạng tư sản quốc gia này đã phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Từ những năm 30 của thế kỷ XIX nhờ tận dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp nước Pháp ngày càng giàu mạnh. Trong khi đó ở phương Đông các quốc gia phong kiến vẫn tồn tại trong trạng thái kém phát triển lạc hậu về nhiều mặt. Chủ nghĩa tư bản phương Tây càng phát triển thì nhu cầu về vốn nguyên liệu và thị trường càng tăng. Phương Đông là nơi có nhiều nguồn lợi nhưng lại lạc hậu vì vậy trở thành đối tượng nhòm ngó của các nước phương Tây. Tại Việt Nam từ đầu thế kỷ XVI các nước tư bản như Bồ Đào Nha Tây Ban Nha đã đến làm ăn buôn bán. Sang thế kỷ XVII - XVIII những nước khác như Hà Lan Anh Pháp cũng tìm đến Việt Nam. Sau nhiều thập kỷ cố gắng bám trụ thị trường Việt Nam không hiệu quả các nước dần rút lui chỉ có Pháp là 118 nước đeo đuổi dai dẳng việc giành lấy thị trường và tiến tới chiếm cứ toàn bộ Việt Nam. Cũng từ thế kỷ XVI đạo Thiên Chúa từ phương Tây được truyền vào Việt Nam qua hoạt động của các giáo sĩ. Nước Pháp dựa vào Hội Truyền giáo nước ngoài của họ thành lập năm 1664 thông qua liên kết chặt chẽ với một số giáo sĩ để thu thập tin tức nắm bắt tình hình và thâm nhập sâu hơn vào Việt Nam. Năm 1756 vì mâu thuẫn về lợi ích hai nước Anh - Pháp đã xảy ra chiến tranh. 7 năm sau nước Pháp thua trận bị mất các thuộc địa ở Canađa Ấn Độ. Pháp từ đó càng thèm khát thuộc địa ở châu Á. Đến đầu thế kỷ XIX nước Anh chiếm Xingapo Miến Điện Mianma và bắt đầu đề nghị nhà Nguyễn ở Việt Nam mở cửa cho họ vào buôn bán. Đã mất Ấn Độ về tay Anh nay Pháp càng không muốn Anh có được Việt Nam. Năm 1843 Thủ tướng Pháp tuyên bố nước Pháp cần có hai bảo đảm