Tiếp tục phần 1, phần 2 trình bày nội dung về cho trẻ em ăn bổ sung, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, mô hình VAC nhằm tạo và sử dụng thực phẩm tại chỗ, chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, truyền thông giáo dục dinh dưỡng. Mời các bạn tham khảo! | Bài 5 CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG TRONG PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI I. VAI TRÒ CỦA ĂN BỔ SUNG VỚI PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ NHỎ 1. Khái niệm ăn bổ sung Sữa mẹ là sự khởi đầu lý tưởng đối với cuộc đời của trẻ là nguồn dinh dưỡng quan trọng ít nhất là cho tới khi trẻ được 2 tuổi. Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp sau đó là một giai đoạn trẻ tiếp tục được bú mẹ nhưng cần thêm một lượng thức ăn bổ sung ngày càng tăng trước khi chuyển sang ăn hoàn toàn thức ăn gia đình. Giai đoạn này từ 6 đến 24 tháng tuổi được gọi là giai đoạn ăn bổ sung. Theo Tổ chức Y tế Thế giới ăn bổ sung nghĩa là cho ăn thêm các thức ăn mềm hoặc đặc khác 87 ngoài sữa mẹ. Các thức ăn thêm này được gọi là thức ăn bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Thức ăn bổ sung phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng đa dạng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển. Thức ăn dạng lỏng kể cả sữa sữa công thức pha với nước hay sữa tươi và các loại nước trái cây không được coi là thức ăn bổ sung vì những thức ăn này cạnh tranh và thay thế sữa mẹ làm giảm lượng sữa mà đáng lẽ trẻ vẫn được bú. Trong giai đoạn cho ăn bổ sung trẻ bắt đầu làm quen dần với các loại thức ăn của gia đình trong khi sữa mẹ vẫn tiếp tục là một nguồn quan trọng cung cấp dinh dưỡng và các yếu tố miễn dịch bảo vệ cho tới khi trẻ được 2 năm tuổi. Có hai loại thức ăn bổ sung thức ăn nấu riêng ví dụ như bột cháo hoặc thức ăn thông thường của gia đình được chế biến riêng để trẻ dễ ăn và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ ví dụ như cơm nấu nát hoặc xay cho thêm dầu mỡ để tăng năng lượng thêm gan để bổ sung sắt. . 88 2. Độ tuổi thích hợp bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn bổ sung Cơ thể chúng ta sử dụng thức ăn để sinh ra năng lượng giúp duy trì sự sống phát triển chống lại bệnh tật để di chuyển và vận động. Nếu trẻ không có đủ thức ăn dinh dưỡng trẻ sẽ không có đủ năng lượng để phát triển và hoạt động tốt. Nhu cầu năng lượng trong .