Bài viết này có mục tiêu điểm lại những biến động của tỷ giá USD/VND kể từ thời điểm xuất hiện khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ vào năm 2007, để từ đó đưa ra những gợi ý cho chính sách ngoại hối của Việt Nam trong những năm tới trong bối cảnh Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chính thức tăng lãi suất lần đầu tiên sau 7 năm duy trì lãi suất ở mức gần 0%. | LỰA CHỌN NÀO CHO CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2016 TS. Bạch Ngọc Thắng . Nguyễn Văn Thắng . Lê Quanh Cảnh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Những biến động từ thị trường ngoại hối và tài chính quốc tế trong năm 2015 đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần có những thay đổi trong cơ chế điều hành tỷ giá để đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Lịch sử biến động tỷ giá của Việt Nam cho thấy là thị trường thường có những phản ứng tâm lý dồn dập sau mỗi lần điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó cơ chế điều hành tỷ giá trong những năm vừa qua dường như không hỗ trợ nhiều cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Một cơ chế điều hành tỷ giá mới cần hướng đến tạo sự linh hoạt cho tỷ giá chống hiện tượng đô la hóa trong nền kinh tế. Trên cơ sở này Ngân hàng Trung ương có thể thực thi chính sách tiền tệ một cách độc lập hướng đến việc theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng và lạm phát trong dài hạn. 1. Giới thiệu chung Bài viết này có mục tiêu điểm lại những biến động của tỷ giá USD VND kể từ thời điểm xuất hiện khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ vào năm 2007 để từ đó đưa ra những gợi ý cho chính sách ngoại hối của Việt Nam trong những năm tới trong bối cảnh Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed đã chính thức tăng lãi suất lần đầu tiên sau 7 năm duy trì lãi suất ở mức gần 0 . Áp lực tỷ giá đối với Việt Nam là rất hiện hữu khi trong tháng 12 2015 Ngân hàng Nhà nước SBV đã chính thức đưa lãi suất tiền gửi USD của cá nhân xuống 0 ngay sau khi Fed có quyết định nâng lãi suất từ mức gần 0 lên 0 25 . Bên cạnh đó tỷ giá đã và đang chịu áp lực không nhỏ từ những diễn biến dồn dập vào nửa cuối năm 2015 trên thị trường ngoại hối và tài chính quốc tế mà tiêu biểu trong đó là 103 đồng nhân dân tệ CNY mất giá đồng thời chính thức được đưa vào rổ tiền dự trữ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF . Phần tiếp theo của bài viết điểm lại những sự kiện mất giá chủ chốt của VND kể