Bài viết đề cập đến những cơ hội và thách thức về lao động - việc làm của Việt Nam khi tham gia TPP, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về chính sách đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan. | LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG TPP ThS. Hoàng Thị Huệ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP là Hiệp định thương mại tự do giữa các nước ở ven hai bờ Thái Bình Dương mục tiêu tiến tới loại bỏ từ 90 trở lên các rào cản về thuế quan cho hàng hóa dịch vụ của đối tác tham gia hiệp định. Việt Nam kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ TPP nhưng cũng có không ít khó khăn thách thức đang chờ đợi ở phía trước. Khi hiệp định được ký kết một số lượng lớn lao động tay nghề cao từ các nước sẽ gia nhập vào thị trường lao động nước ta tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước. Bài viết đề cập đến những cơ hội và thách thức về lao động - việc làm của Việt Nam khi tham gia TPP từ đó đưa ra một số khuyến nghị về chính sách đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan. Từ khóa Lao động - việc làm Việt Nam TPP. 1. Đặt vấn đề Kể từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới vào cuối những năm 1980 Việt Nam đã liên tục theo đuổi hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhiều văn kiện chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nhập quốc tế như một phương tiện để phát triển đất nước Lê Hồng Hiệp 2015 . Gần đây nhất vào tháng 4 năm 2013 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ TW về hội nhập quốc tế khẳng định chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa CPV 2013 . Những định hướng như vậy đã dẫn tới chính sách thương mại quốc tế khá tự do của Việt Nam trong hơn hai thập niên qua. Chỉ dấu quan trọng của chính sách này là sự theo đuổi quyết liệt của Việt Nam đối với các hiệp định thương mại tự do FTA đa phương lẫn song phương với nhiều đối tác khác nhau. Cùng với quá 393 trình toàn cầu hóa nội dung và phạm vi của các hiệp định thương mại tự do ngày càng được mở rộng. Nếu như trong giai đoạn đầu các FTAs chủ