Bài viết phân tích những ưu, nhược điểm của các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo cách truyền thống, qua đó, thấy được nhu cầu cần phải đổi mới hình thức đánh giá vì sự phát triển của học sinh khi việc thực hiện bước chuyển đổi số trong giáo dục. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đánh giá thực kết quả học tập của học sinh sau quá trình đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo! | Ngô Thái Hà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trần Thị Huế Trường THPT Nguyễn Khuyến Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là cuộc cách mạng số đã đánh dấu một bước tiến phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ của nhân loại đặt ra những thách thức rất lớn cho giáo dục Việt Nam. Bài viết phân tích những ưu nhược điểm của các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo cách truyền thống qua đó thấy được nhu cầu cần phải đổi mới hình thức đánh giá vì sự phát triển của học sinh khi việc thực hiện bước chuyển đổi số trong giáo dục. Đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đánh giá thực kết quả học tập của học sinh sau quá trình đào tạo. Từ khóa Kiểm tra đánh giá đánh giá thực cách mạng số. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng số đã và đang tác động mạnh mẽ làm thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo dục và đào tạo không phải là trường hợp ngoại biên của những tác động mà cuộc cách mạng số mang đến. Trái lại cuộc cách mạng số đặt ra yêu cầu và kỳ vọng nhiều ở sự thay đổi cách thức truyền thụ tri thức trong hoạt động lao động sư phạm của người giáo viên. Chuyển đổi số trong giáo dục đòi hỏi người giáo viên cần phải dạy cho học sinh cách tự học tự tư duy tự tiến bộ. Trong bối cảnh đó giáo viên ngoài truyền thụ những tri thức kỹ năng .thì quan trọng hơn là tổ chức cho học sinh thực hiện những hoạt động và trên cơ sở những hoạt động ấy làm cho học sinh khám phá trải nghiệm tương tác để rồi làm chủ được những tri thức kỹ năng và thay đổi thái độ tạo dựng được hứng thú niềm tin và trên cơ sở đó là biến đổi chính chủ thể của quá trình giáo dục là học sinh. Dạy học tích cực phải hình thành ở người học năng lực quan sát thu thập thông tin năng lực tự đánh giá năng lực phát hiện giải quyết vấn đề năng lực giao tiếp năng lực sử dụng ngôn ngữ năng lực sáng tạo năng lực tính toán Tất cả các năng lực ấy phải được phản hồi kiểm nghiệm trong quá trình đánh giá. Hiện nay có rất nhiều hình thức đánh giá đã được sử dụng 606 trong giáo dục phổ .