Bài viết này đi sâu phân tích kiểu nhân vật mảnh vỡ. Bằng phương pháp phân tích từ lý thuyết tự sự học và thi pháp học, bài viết thực hiện mục tiêu nghiên cứu là chỉ ra những dạng thức của mảnh vỡ; nhân vật mảnh vỡ với cách nhìn khác về chiến tranh, về mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với thời cuộc. | NHÂN VẬT MẢNH VỠ TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH VỠ CỦA MẢNH VỠ VĨNH QUYỀN NGUYỄN THỊ TỊNH THY Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Email nguyenthitinhthy@ Tóm tắt Mảnh vỡ của mảnh vỡ Debris of Debris viết về chiến tranh Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX với nhân vật chính là các trí thức miền Nam đang lần lượt gánh chịu những tổn thương mất mát trong chiến tranh và sau chiến tranh. Tác giả Vĩnh Quyền đã chạm đến những nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn họ từ những va đập đổ vỡ đời thường nhất. Từ đó ông xây dựng nên một kiểu nhân vật mảnh vỡ đầy sống động trong tác phẩm. Bài báo này đi sâu phân tích kiểu nhân vật mảnh vỡ. Bằng phương pháp phân tích từ lý thuyết tự sự học và thi pháp học bài báo thực hiện mục tiêu nghiên cứu là chỉ ra những dạng thức của mảnh vỡ nhân vật mảnh vỡ với cách nhìn khác về chiến tranh về mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân cá nhân với thời cuộc. Đồng thời đánh giá sự chi phối của nhân vật mảnh vỡ đến toàn bộ chiến lược trần thuật của tiểu thuyết khiến cho tiểu thuyết của Vĩnh Quyền mang dấu sáng tạo độc đáo. Từ khóa Nhân vật mảnh vỡ chiến tranh bi kịch hồi ức trần thuật. 1. MỞ ĐẦU Mảnh vỡ của mảnh vỡ của nhà văn Vĩnh Quyền là một tiểu thuyết đặc biệt. Điểm đặc biệt đầu tiên là tác phẩm được dịch ngược từ tiếng Anh ra tiếng Việt. Tiền thân của Mảnh vỡ của mảnh vỡ là Debris of Debris xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ 2011 và lần thứ hai tại Anh 2014 . Sau khi gây tiếng vang ở nước ngoài Debris of Debris được chính tác giả Vĩnh Quyền dịch sang tiếng Việt và nhận ngay giải thưởng cao nhất của thể loại tiểu thuyết trong năm năm 2011-2015 của Hội Nhà văn Việt Nam. Có thể coi đây là hiện tượng có một không hai trên văn đàn nước ta. Điểm đặc biệt thứ hai Mảnh vỡ của mảnh vỡ viết về chiến tranh Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX với những góc khuất của bi kịch phận người mà nhân vật chính là các trí thức miền Nam đang lần lượt gánh chịu những tổn thương mất mát trong chiến tranh và sau chiến tranh. Tác giả đã chạm đến những nỗi đau thể xác lẫn tâm .