Biểu tượng trăng trong thơ Chế Lan Viên - Hàn Mặc Tử - Bích Khê

Sử dụng biểu tượng trong kiến tạo thế giới nghệ thuật, được xem như một phương thức hữu hiệu đặc biệt để tạo nên cái hay, cái đẹp, cái lấp lánh diệu kỳ đa nghĩa của thơ. Khảo sát biểu tượng trăng trong thơ Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, chúng ta sẽ lý giải được sự đặc biệt trong tư duy nghệ thuật độc đáo khó lẫn của các nhà thơ tài hoa này. | BIỂU TƯỢNG TRĂNG TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN - HÀN MẶC TỬ - BÍCH KHÊ NGUYỄN THỊ MỸ THÁI - HOÀNG THỊ HUẾ Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Tóm tắt Sử dụng biểu tượng trong kiến tạo thế giới nghệ thuật được xem như một phương thức hữu hiệu đặc biệt để tạo nên cái hay cái đẹp cái lấp lánh diệu kỳ đa nghĩa của thơ. Khảo sát biểu tượng trăng trong thơ Chế Lan Viên Hàn Mặc Tử Bích Khê chúng ta sẽ lý giải được sự đặc biệt trong tư duy nghệ thuật độc đáo khó lẫn của các nhà thơ tài hoa này. Từ khoá trăng biểu tượng 1. Thơ là tiếng nói của tâm hồn của trái tim là những xúc cảm mãnh liệt được thể hiện qua lớp vỏ ngôn từ - những diễn ngôn đậm chất sáng tạo nghệ thuật của chủ thể trữ tình. Thế giới muôn màu muôn vẻ và vô cùng bí ẩn. Thế giới trong thơ cũng vậy. Một hình ảnh của thế giới hiện thực một thực thể duy nhất của thực tại nhưng lại có thể trở thành một biểu tượng với nhiều ý nghĩa khác nhau trong thơ ca Thực tiễn của việc sáng tạo văn chương nói chung Thơ mới nói riêng là sự xâm nhập đào sâu vào thế giới nội tâm vô thức tiềm thức khám phá những bí ẩn thẳm sâu trong bản chất đời sống tâm linh của con người. 1 tr. 270 . Một bài thơ hay một tác phẩm văn chương có thể sống mãi với thời gian phải vượt thoát ra khỏi những phạm vị hạn hẹp về phương diện ngữ nghĩa của từ ngữ để chuyển tải những thông điệp của tác giả đến độc giả. Và thông điệp ấy tất yếu phải cần có một sự giải mã hợp lý phải có sự tương tác giữa ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của diễn ngôn. 2. Trong các nhà Thơ mới Việt Nam mỗi một nhà thơ có một phong cách riêng một giọng điệu riêng một kiểu cảm quan nghệ thuật riêng. Tuy nhiên có thể nói các tác giả của Trường thơ Loạn mà tiêu biểu là Chế Lan Viên Hàn Mặc Tử Bích Khê là những tác giả đã có sự gặp gỡ trong quan niệm về nghệ thuật về những xúc cảm thẩm mỹ tạo nên được một thế giới biểu tượng thơ ca mang phong vị của tượng trưng siêu thực góp phần không nhỏ trong quá trình cách tân thơ Việt Nam. Từ khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam cho đến nay Thơ mới .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.