Tác giả hàm ẩn và nghệ thuật di chuyển điểm nhìn trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng

Điểm nhìn vốn được biết đến như một nhân tố quan trọng, một thành tựu đặc biệt của Tự sự học, một khi được đưa vào trong Tu từ học tiểu thuyết đã vượt qua khỏi giới hạn của một công cụ mang tính kĩ thuật để trở thành một bình diện mang tính cảm xúc. Đằng sau mọi sự lựa chọn và điều phối điểm nhìn của tác giả hàm ẩn bao giờ cũng ẩn chứa một ý đồ nghệ thuật, một thông điệp nào đó được gửi gắm của người cầm bút. | TÁC GIẢ HÀM ẨN VÀ NGHỆ THUẬT DI CHUYỂN ĐIỂM NHÌN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Tóm tắt Điểm nhìn vốn được biết đến như một nhân tố quan trọng một thành tựu đặc biệt của Tự sự học một khi được đưa vào trong Tu từ học tiểu thuyết đã vượt qua khỏi giới hạn của một công cụ mang tính kĩ thuật để trở thành một bình diện mang tính cảm xúc. Đằng sau mọi sự lựa chọn và điều phối điểm nhìn của tác giả hàm ẩn bao giờ cũng ẩn chứa một ý đồ nghệ thuật một thông điệp nào đó được gửi gắm của người cầm bút. Với Vũ Trọng Phụng di chuyển điểm nhìn không chỉ là hình thức giúp tiểu thuyết gia bộc lộ một mặt khác chưa được biết đến trong con người thật của mình không chỉ thể hiện ý thức đổi mới trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn mà sâu xa hơn cả là tạo nên một sự kết nối giữa nhân vật - người đọc và tác giả. Từ khóa điểm nhìn tu từ học tiểu thuyết tác giả hàm ẩn 1. ÐẶT VẤN ÐỀ Nhà điện ảnh Xô Viết đã ví Xác định điểm nhìn để tái hiện đời sống như mở một con đường đi vào rừng rậm. Xác định đúng tạo cho người đi cái thế nhìn sâu trông xa đưa họ đến cái điểm nhận thức và cảm thụ mà mỗi nhà văn đều muốn đạt đến. 2 tr. 310 Quả thật trong một tác phẩm văn học điểm nhìn bao giờ cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu của các nhà văn. Nếu ưu thế của điểm nhìn bên ngoài giúp cho người kể chuyện có thể bao quát và phản ánh được một hiện thực rộng lớn thì lợi thế của điểm nhìn bên trong là có thể mổ xẻ và khám phá những ngóc ngách sâu kín bên trong thế giới nhân vật. Khai thác lợi thế của cả hai loại điểm nhìn này Vũ Trọng Phụng đã sử dụng nghệ thuật di chuyển điểm nhìn như một công cụ đắc lực để tạo ra sức hấp dẫn cho truyện kể. 2. TÁC GIẢ HÀM ẨN VÀ NGHỆ THUẬT DI CHUYỂN ÐIỂM NHÌN TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG . Điểm nhìn trong quan niệm của Tu từ học tiểu thuyết Với Tu từ học tiểu thuyết điểm nhìn luôn chịu sự chi phối của tác giả hàm ẩn và gắn chặt với phẩm chất của người kể chuyện. W. Booth cho rằng phẩm chất của

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
97    77    2    20-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.