Biểu tượng giấc mơ trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932-1945

Giấc mơ - tự bản thân nó đã là một ám ảnh, qua văn chương càng trở nên huyền dụ mãnh liệt. Theo lý thuyết của Jung, giấc mơ là một cổ mẫu, nối kết đời sống tâm linh từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 đã làm cuộc hành trình đưa con người chìm đắm trong những giấc mơ, tìm thấy cội nguồn rất quan trọng để khám phá các nội dung vô thức là giấc mơ, sản phẩm trực tiếp của hoạt động vô thức. | BIỂU TƯỢNG GIẤC MƠ TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932 - 1945 PHAN THỊ HOÀNG YẾN - TÔN THẤT DỤNG Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Tóm tắt Giấc mơ - tự bản thân nó đã là một ám ảnh qua văn chương càng trở nên huyền dụ mãnh liệt. Theo lý thuyết của Jung giấc mơ là một cổ mẫu nối kết đời sống tâm linh từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 đã làm cuộc hành trình đưa con người chìm đắm trong những giấc mơ tìm thấy cội nguồn rất quan trọng để khám phá các nội dung vô thức là giấc mơ sản phẩm trực tiếp của hoạt động vô thức. Vũ Trọng Phụng Nguyên Hồng trong các tác phẩm của mình đã chỉ ra giấc mơ như một cổ mẫu qua những biểu hiện khác nhau Giấc mơ sự lặp lại của những kí ức ám ảnh đời thường giấc mơ sự mở rộng không gian sống giấc mơ sự dự cảm linh ứng với tương lai và giấc mơ sự trỗi dậy của những ẩn ức kìm nén. Tìm về với những giấc mơ con người chìm đắm trong vùng không gian và thời gian tâm thức - nơi mở đầu và không bao giờ khép lại của những đau đáu nghệ thuật. Từ khóa Mẫu gốc biểu tượng giấc mơ chiêm mộng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giấc mơ chứa đựng những biểu tượng đầy sức ám gợi và đến lượt mình bản thân giấc mơ cũng là một cổ mẫu nối kết đời sống tâm linh từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 đã làm cuộc hành trình về với thuở nguyên sơ của loài người trở về với thế giới biểu tượng mãi mãi gợi cảm đến cái bất tận tìm về với sự ngơi nghỉ sự an toàn và sự tái sinh là cõi ẩn náu vĩ đại của loài người đó chính là Mẹ vĩ đại tìm về với những trầm tích văn hóa dân gian ẩn sau từng con chữ và sau nhiều mệt mỏi va vấp khi hiện thực không thể khỏa lấp niềm khao khát thì con người tìm sự bù đắp trong mộng lắng mình trong những giấc mơ đẹp đẽ tìm về với chính bản thân mình hay chính là tìm về với thế giới Mẫu gốc qua cây cầu văn chương. Có mặt trong huyền thoại và rồi tái sinh hóa thân trong tác phẩm văn học thành văn nhiều thế kỉ cho đến nay biểu tượng giấc mơ đã có một hành trình rất dài cùng nhân loại.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.