Bài viết "Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội" phân tích những năng động dân số học trong quá trình đô thị hóa, tính đa dạng về sắc tộc và chủng tộc của các bộ phận dân cư, những khác biệt trong không gian sinh tồn và lối sống cũng như mối liên hệ của chúng, giúp hiểu được bản chất của những giá trị được khái quát thành “bản sắc văn hóa” Hà Nội. | Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội Construction and Deconstruction of Hanoi s Cultural Identity1 Nguyễn Văn Chính Tóm tắt Các nghiên cứu đã có về Hà Nội dù rất nhiều về số lượng nhưng dường như lại chỉ dựa trên một định đề duy nhất có sẵn rằng thành phố này là một thực thể văn hóa xác định đồng nhất và có bản sắc riêng. Hàng loạt các công trình nghiên cứu công phu về Hà Nội dường như mặc nhiên cho rằng đó là vấn đề không có gì phải bàn cãi và nhiệm vụ của nhà nghiên cứu chỉ là chứng minh cho sự tồn tại và phân tích các đặc tính của một thực thể văn hóa như vậy. Thuật ngữ người Tràng An hay người Hà Nội thường được sử dụng như một khái niệm đương nhiên để chỉ lối sống thanh lịch- một nét riêng nổi bật của người dân thủ đô một lối sống đã được định hình trong lịch sử là sự kết tinh giữa tầng lớp nho sỹ và thương nhân ở đất kẻ chợ để tạo nên một loại hình văn hóa kinh kỳ . Bài viết này trên cơ sở phân tích tính năng động của dòng di dân nông thôn đô thị các quá trình đô thị hóa sự đa dạng văn hóa và những khác biệt trong không gian sinh tồn của cư dân Hà Nội đã đi đến nhận xét rằng không có một bản sắc Hà Nội với tư cách là một thực thể văn hóa xác định bền vững và bất biến. Tính chất tứ chiếng và dòng chảy liên tục của các lớp cư dân khác nhau nơi hội tụ của tinh hoa và bình dân nơi phô bầy sự tương phản giữa giàu sang và khốn cùng là những đặc điểm dễ nhận thấy trong suốt trường kỳ lịch sử của thành phố thủ đô nhưng cũng là đặc trưng phổ biến có thể quan sát được ở nhiều đô thị kinh kỳ trên thế giới. Khái niệm bản sắc văn hóa của một thành phố hay một quốc gia-dân tộc thực ra chỉ là một cấu trúc có tính nhân tạo artificial construction tùy thuộc vào thiên kiến chủ quan của nhà nghiên cứu và tác động của bối cảnh chính trị xã hội cụ thể. Nói cách khác bản sắc văn hóa không phải là một thực thể tồn tại khách quan mà nó là kết quả của tư duy một khái niệm được tạo nên thông qua nhận thức chủ quan của mỗi cá nhân hay cộng đồng. Ghi chú Bài viết đã xuất .