Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời kỳ đổi mới: Nhận thức và thực tiễn

Bài viết Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời kỳ đổi mới trình bày quá trình nhận thức của Đảng về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ đổi mới; Đầu tư trực tiếp nước ngoài từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. | ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN ThS. Hoàng Xuân Sơn Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh ThS. Phùng Thế Anh Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đáng kể vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của Việt Nam. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế cải thiện cán cân thanh toán tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời khu vực này cũng tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ cải tiến phương thức quản lý kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Từ khóa đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quan điểm về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài KTĐTNN dần được hình thành và phát triển từ Đại hội VI của Đảng 1986 cho đến nay và thuật ngữ kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được Đảng xác nhận tại Đại hội IX 2001 tiếp tục khẳng định tại Đại hội X 2006 Đại hội XI 2011 và Đại hội XII 2016 . Theo đó khái niệm kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hay đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được hiểu là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh dịch vụ. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định sự tồn tại của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và việc cải tạo thành phần kinh tế này là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản lâu dài của cả thời kỳ quá độ. Thực tiễn Việt Nam cũng cho thấy việc phát triển thành phần kinh tế này trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn và nhất quán

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.