Tự chủ của giảng viên: Cơ sở và ứng dụng trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam

Bài viết Tự chủ của giảng viên: Cơ sở và ứng dụng trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam tập trung trình bày một số khái niệm về tự chủ của giảng viên trong các tổ chức giáo dục Đại học trước những quyết định liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy và giải trình trách nhiệm cho chương trình đào tạo. | TỰ CHỦ CỦA GIẢNG VIÊN CƠ SỞ VÀ ỨNG DỤNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM Trần Thùy Nhung Lê Thị Xuân Thu Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Sự phát triển và mở rộng khái niệm tự chủ trong hệ thống giáo dục đào tạo đang là một mục tiêu trọng yếu của Việt Nam trong bối cảnh quá trình thương mại hóa xã hội hóa giáo dục diễn ra mạnh mẽ. Trong đó quyền tự chủ của tổ chức giáo dục và quyền tự quyết của giảng viên có mối quan hệ nhân quả đến động lực và tính tích cực khi tham gia hoạt động giảng dạy. Vì vậy mục đích của nghiên cứu này là xác định được những cơ hội có thể thúc đẩy việc triển khai quyền tự chủ cho giảng viên trong các tổ chức giáo dục Đại học tại Việt Nam. Dựa theo quy định của Pháp luật và các chính sách giáo dục liên quan nghiên cứu cho thấy giảng viên sử dụng quyền tự chủ dưới nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với mong muốn và khả năng của họ cũng như của sinh viên. Thực tế khả năng tự quyết định của giảng viên được giới hạn trong phạm vi cho phép của tổ chức giáo dục Đại học và quy định của Pháp luật. Theo đó tổ chức giáo dục Đại học tại Việt Nam thường căn cứ theo kinh nghiệm học hàm học vị và trình độ chuyên môn của giảng viên để xác định phạm vi tự chủ trong giảng dạy cũng như yêu cầu giải trình khi lựa chọn tài liệu học tập cho sinh viên. Thông thường tổ chức giáo dục Đại học chịu trách nhiệm giải trình cho các tình huống rủi ro trong giáo dục trước dư luận xã hội. Bài tham luận tập trung trình bày một số khái niệm về tự chủ của giảng viên trong các tổ chức giáo dục Đại học trước những quyết định liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy và giải trình trách nhiệm cho chương trình đào tạo. Ngoài ra các khuyến nghị thực tế cũng được thảo luận và đề xuất để có cơ sở nghiên cứu sâu hơn hiệu quả tự chủ trong các lĩnh vực xã hội như giáo dục y tế. Từ khóa tự chủ giảng dạy động lực giải trình trách nhiệm chương trình giảng dạy 1. Đặt vấn đề Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI thế kỷ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.