Bài viết Quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam phân tích tầm quan trọng thiết yếu của quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học từ kinh nghiệm thế giới và từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền này ở Việt Nam. | QUYỀN TỰ DO HỌC THUẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Bùi Tiến Đạt Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Tự do học thuật được quan niệm rộng rãi là một phần của quyền tự do ngôn luận vốn đã được luật nhân quyền quốc tế và các Hiến pháp Việt Nam ghi nhận. Tuy nhiên vấn đề này còn ít được quan tâm nghiên cứu và chú trọng đảm bảo trong thực tiễn ở Việt Nam. Năm 2018 trong lần sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học 2012 đã bổ sung điều khoản về tự chủ học thuật của cơ sở giáo dục đại học và giảng viên. Bài viết này phân tích tầm quan trọng thiết yếu của quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học từ kinh nghiệm thế giới và từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền này ở Việt Nam. Từ khóa tự do học thuật tự do ngôn luận Luật Giáo dục đại học đại học giảng viên Abstract Academic freedom is universally conceptualised as part of freedom of expression which has been well-recognised by international human rights law and the Vietnamese Constitutions. However this issue has attracted little attention from scholarly work as well as in practical implementation in Vietnam. In 2018 amendments of the Higher Education Act 2012 added provisions regarding academic autonomy of universities and lecturers. This article analyses essential inportance of academic freedom in higher education and makes recommendations to guarantee this right in Vietnam. Key words academic freedom freedom of expression Higher Education Act university Dẫn nhập Năm 2013 các thảo luận về Đề án đổi mới giáo dục được cho là sẽ làm lay chuyển nền giáo dục đã bàn tới chủ đề tự do học Luật Giáo dục đại học 2012 trong lần sửa đổi bổ sung năm 2018 gần đây đã bổ sung điều khoản về tự chủ học thuật của cơ sở giáo dục đại học và giảng viên. Theo đó cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ trong học thuật trong hoạt động chuyên môn 2 và giảng viên có quyền độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy nghiên cứu khoa học .3 Mặc dù các điều khoản này không dùng thuật