Giáo trình Sinh học đại cương (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp

Giáo trình Sinh học đại cương cung cấp cho người học những kiến thức như: Cấu trúc của tế bào; sự trao đổi chất qua màng tế bào; sự trao đổi năng lượng của tế bào; tổ chức cơ thể thực vật bậc cao; tổ chức cơ thể và cơ chế kiểm soát ở động vật; sự trao đổi chất ở động vật. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình. | CHƯƠNG 3 MÔ VÀ TỔ CHỨC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT MH09-03 Giới thiệu Sự sống là quá trình tự điều chỉnh để thích nghi tồn tại và phát triển ở các mức độ khác nhau tế bào mô cơ quan hệ cơ quan cơ thể. Tế bào là đơn vị cấu trúc ở mức độ hiển vi của sự sống. Tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể. Chúng có khả năng đồng hóa thức ăn hô hấp bài xuất chế tiết trả lời các kích thích sinh trưởng và sinh sản. Những tế bào có hình dạng kích thước tương đối giống nhau cùng thực hiện chức năng kết hợp tạo thành những loại mô chuyên biệt mô cơ mô liên kết mô thần kinh Một tập hợp các loại mô có liên quan với nhau hình thành một cơ quan. Nhiều cơ quan hợp lại tạo thành hệ cơ quan. Nhiều hệ cơ quan hợp lại tạo thành cơ thể. Mục tiêu - Kiến thức Biết được kiến thức cơ bản về mô và hệ cơ quan ở động vật. Giúp sinh viên hiểu tổng quát về tổ chức cơ thể động vật. - Kĩ năng Phân biệt được các loại mô động vật. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm Rèn luyện tính cẩn thận tỉ mỉ trong thực hiện và quan sát tiêu bản mô động vật. 1. Các loại mô động vật Mô là một nhóm tế bào có cùng cấu trúc và chức năng. Mô động vật thường được chia thành 4 loại chính biểu mô mô liên kết mô cơ và mô thần kinh. Chúng có ở hầu hết các động vật trừ những động vật đơn giản. Các loại mô được đề cập chi tiết dưới đây chủ yếu là ở các động vật có xương sống nhất là ở người. Sự phân chia các loại mô động vật được tóm tắt trong bảng . . Biểu mô Biểu mô tạo thành một lớp vỏ bao bọc hoặc lót tất cả các bề mặt tự do của cơ thể cả ngoài lẫn trong chẳng hạn phía ngoài da lớp màng trong của ống tiêu hóa phổi mạch máu xoang cơ thể. Các tế bào biểu mô được kết chặc với nhau bởi một ít chất keo và hầu hết không có khoảng gian bào. Do đó chúng tạo 56 thành một rào chắn liên tục bảo vệ các tế bào bên dưới. Vì bất kỳ chất nào vào ra cơ thể đều phải đi qua ít nhất một lớp biểu mô nên tính thấm của các tế bào biểu mô có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hòa sự trao đổi chất giữa các phần khác nhau của cơ thể và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.