Giáo trình Lập lưới và đo vẽ bình đồ bằng phương pháp toàn đạc (Nghề: Trắc địa công trình - CĐ/TC) cung cấp cho học viên những nội dung về: đường chuyền kinh vĩ; lưới tam giác nhỏ; các phương pháp giao hội xác định điểm; lưới khống chế thủy chuẩn kỹ thuật; lưới khống chế thủy chuẩn lượng giác; . Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LẬP LƯỚI VÀ ĐO VẼ BÌNH ĐỒ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC NGHỀ TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TRUNG CẤP Quảng Ninh năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. BÀI 1. ĐƯỜNG CHUYỀN KINH VĨ 1. Khái niệm Lưới đường chuyền kinh vĩ là tập hợp các điểm ngoài thực địa đo tính toán tọa độtheo quan hệ đường chuyền. 2. Phân loại Đường chuyền kinh vĩ gồm có 3 loại chính đường chuyền kín đường chuyền hở và đường chuyền nhánh. 3. Quy trình thành lập - Thiết kế lưới trên bản đồ tỷ lệ nhỏ. - Chuyển điểm lưới thiết kế ra thực địa. Hoặc khảo sát bố trí điểm lưới trực tiếp ngoài thực địa. - Chọn điểm chôn mốc. - Đo lưới xử lý số liệu đo - Bình sai tính tọa độ lưới. 4. Đường chuyền kinh vĩ . Nội dung phương pháp đường chuyền Phương pháp đường chuyền khá đơn giản và thuận lợi để lập lưới khống chế ở khu vực có địa hình phức tạp hoặc địa vật che khuất nhiều. Trên khu đo chọn các điểm cần thiết đóng cọc gỗ hoặc bê tông làm dấu mốc. Các điểm này được nối với nhau tạo thành đường gãy khúc nối giữa hai điểm khống chế trắc địa cấp cao hoặc thành dạng đa giác khép kín gọi là đường chuyền. Dùng máy kinh vĩ và dụng cụ đo dài đo tất cả các góc ngoặt và chiều dài các cạnh đường chuyền để tính ra toạ độ các điểm cần xác định. Thông thường tại một điểm đường chuyền chỉ đo một góc nằm ngang và chiều dài 2 cạnh liên kết với 2 điểm bên cạnh vì vậy các điểm đường chuyền có thể bố trí rất linh hoạt tuỳ theo điều kiện khu vực vì nó chỉ đòi hỏi tầm nhìn thông hướng giữa hai điểm kề nhau và không phải dựng tiêu cao. . Các dạng đường chuyền kinh vĩ Đường chuyền kín Xuất phát từ một điểm rồi khép về điểm đó làm thành đa giác kín. Điểm xuất phát có thể là điểm khống chế đã biết Ví dụ điểm A điểm B .