Phần 2 cuốn sách "Khoa học và công nghệ thế giới - chính sách thúc đẩy thương mại hóa" giới thiệu các biện pháp thúc đẩy thương mại hóa các nghiên cứu được nhà nước tài trợ của các nước thông qua các chính sách về quyền sở hữu trí tuệ và chuy ển giao công nghệ. Những thông tin được giới thiệu trong cuốn sách này chắc chắn sẽ bổ ích đối với các độc giả quan tâm đến các chính sách phát triển nhanh, bền vững bằng khoa học và công nghệ trong thời đại hiện nay. | CHƯƠNG 3 THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI HÓA NGHIÊN CỨU CÔNG . KHUNG PHÁP LÝ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU CÔNG . Cơ sở luật pháp về quyền sở hữu và khai thác tài sản trí tuệ tại các tổ chức nghiên cứu công Có nhiều lý do giải thích tại sao các chính phủ cần quan tâm đến việc tạo ra sở hữu và khai thác tài sản trí tuệ từ các tổ chức nghiên cứu do nhà nước tài trợ tổ chức nghiên cứu công-TCNCC . Thứ nhất ở đây có bằng chứng thực tế cũng như nhận thức ngày càng tăng các kết quả nghiên cứu khoa học đặc biệt là nghiên cứu từ khu vực công dưới các hình thức công trình công bố và tài sản trí tuệ có thể bảo hộ thông qua bằng sáng chế và bản quyền đã đóng góp cho đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai chính phủ là nhà tài trợ quan trọng thậm chí quan trọng nhất tại một số nước trong đó có các nước OECD cho nghiên cứu công như vậy họ có trách nhiệm đảm bảo rằng tài sản trí tuệ sinh ra phải được truyền bá rộng rãi và đóng góp cho phát triển kinh tế và xã hội. Thứ ba việc thực hiện nghiên cứu cơ bản và ứng dụng kéo theo mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp công nghiệp với các TCNCC khác và với các thực thể thuộc các quốc gia khác nơi có các chế độ về quyền sở hữu trí tuệ SHTT có thể khác biệt. Trước tính phức tạp ngày càng gia tăng của việc cung cấp tài chính và thực hiện nghiên cứu các chính phủ đóng một vai trò trong việc đảm bảo khuôn khổ luật pháp và chính sách đối với SHTT nhằm hỗ trợ cho cả hai sứ mệnh giáo dục và nghiên cứu của các TCNCC và cả đối với đổi mới sáng tạo. Các chính phủ cũng quan tâm đến những khác biệt về khuôn khổ luật pháp quốc gia có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự hợp tác khoa học quốc tế và chuyển giao công nghệ xuyên biên giới. Ví dụ như ở cấp EU 88 Ủy ban châu Âu quan tâm đến những khác biệt về khuôn khổ luật pháp về SHTT tại các TCNCC có thể làm chậm gây trở ngại hay làm tăng các chi phí hợp tác liên châu Âu về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Tại một số nước các nhà nghiên cứu thuộc các trường đại .