Đề tài "Phát triển kỹ năng ngoại ngữ trong giao tiếp liên văn hóa của giảng viên trường Đại học Thương mại" nhằm tìm hiểu nhận thức, hiểu biết của giảng viên Đại Học Thương Mại đối với vai trò của kỹ năng giao tiếp liên văn hóa đối với việc giảng dạy và hợp tác giáo dục. Nghiên cứu cũng quan tâm tới những khó khăn của giảng viên Đại Học Thương Mại trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, đồng thời, nắm bắt được xu hướng phát triển kỹ năng này trong quá trình giảng dạy và công tác của giảng viên. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - - BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Mã số CS20-53 Chủ nhiệm đề tài ThS. Lê Thị Phương Mai Thành viên ThS. Lý Kiều Hạnh Hà Nội Tháng 3 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - - BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Mã số CS20-53 Chủ nhiệm đề tài ThS. Lê Thị Phương Mai Thành viên ThS. Lý Kiều Hạnh Xác nhận của Trường Đại Chủ nhiệm đề tài học Thương Mại ThS. Lê Thị Phương Mai Hà Nội Tháng 3 2021 LỜI CẢM ƠN Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường Phòng Khoa học lãnh đạo Khoa Tiếng Anh và Bộ môn Dịch tiếng Anh Trường Đại Học Thương Mại đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp trường này. Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các giảng viên chuyên ngành Tiếng Anh Thương Mại Khoa tiếng Anh và giảng viên các Khoa chuyên ngành Quản trị Kinh tế Khách sạn Du lịch của trường Đại học Thương mại đã nhiệt tình hợp tác tham gia vào cuộc điều tra và các phỏng vấn sâu được sử dụng đối với nghiên cứu này giúp nhóm tác giả thu thập dữ liệu quý báu cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu. i TÓM TẮT Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vấn đề phát triển kỹ năng ngoại ngữ trong giao tiếp liên văn hóa đang và sẽ là mục tiêu quan trọng đối với đào tạo và phát triển nhân lực của các trường đại học ở Việt Nam. Vấn đề là nhận thức cũng như kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp liên văn hóa của giảng viên trường Đại Học Thương Mại còn chưa đáp ứng được yêu cầu giao lưu hợp tác quốc tế. Do đó công trình này thực hiện nghiên cứu trường hợp cụ thể. Một mặt nghiên cứu làm rõ vai trò và cách tiếp cận phân tích giao tiếp giáo văn hóa dựa trên nền tảng ngữ pháp chức năng theo mô hình đề xuất về năng lực kỹ