Giải quyết tranh chấp biển đảo và phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế: Phần 2

Phần 2 của cuốn sách "Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo" gồm những nội dung về: vụ tranh chấp giữa Malaixia và Xingapo về yêu cầu cải tạo đất của Xingapo đối với vùng đất trong và chung quanh eo biển Johor từ năm 2003 đến năm 2005; vụ tranh chấp chủ quyền giữa Guyana và Xurinam năm 2007; vụ kiện của Philíppin với Trung Quốc về một số vấn đề trên Biển Đông năm 2013; . Mời các bạn cùng tham khảo! | VỤ TRANH CHẤP GIỮA MALAIXIA VÀ XINGAPO VỀ YÊU CẦU CẢI TẠO ĐẤT CỦA XINGAPO ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT TRONG VÀ CHUNG QUANH EO BIỂN JOHOR TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2005 1. Sơ lược về vị trí địa lý Eo biển Johor còn gọi là eo biển Tebrau eo biển Johor Selat Johor Selat Tebrau và Tebrau Reach là một eo biển phân cách giữa Malaixia ở phía bắc và Xingapo về phía nam. Eo biển này có chiều dài khoảng và là một khu vực mang tính lịch sử của cả hai nước. 2. Bối cảnh dẫn đến tranh chấp Khu vực đường thủy tại eo biển này đã được Malaixia và Xingapo phân định vào năm 1966. Sau khi tách khỏi Malaixia năm 1965 Xingapo đã bắt đầu tiến hành việc cải tạo đất đối với vùng nước bên trong eo biển Johor tăng diện tích đất liền của quốc gia này lên 100km2. Việc cải tạo bắt đầu tại bờ Tuas thuộc phía tây eo biển Johor vào tháng 6-2000 và tại bờ Pulau Tekong thuộc phía đông 60 eo biển Johor vào tháng 11-2000. Malaixia đã nhiều lần đưa ra thông báo phản đối việc cải tạo đất này của Xingapo và cho rằng vùng nước này thuộc chủ quyền của Malaixia. Tuy vậy Xingapo cho rằng tuyên bố của Malaysia là không có cơ sở. Ngày 5-9-2003 Malaixia nộp đơn khởi kiện ra Tòa án quốc tế về luật biển ITLOS yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chống lại việc cải tạo đất của Xingapo. 3. Yêu sách của các bên Malaixia cho rằng hành vi của Xingapo đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận tải đường biển và nghề đánh bắt cá của Malaixia vi phạm chủ quyền lãnh hải và gây ra những thiệt hại không thể bù đắp đối với môi trường biển lân cận. Nước này cho rằng Xingapo phải dừng ngay lập tức hoạt động cải tạo đất tại hai bờ biển Pualu Tekong và Tuas của eo biển Johor. Trái lại Xingapo tuyên bố họ sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán vụ việc này với Malaixia và thực tế cuộc đàm giữa hai nước đã bắt đầu vào ngày 13 và 14-8-2003. Điều 283 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 UNCLOS 1982 quy định các bên trong tranh chấp phải đạt được một giải pháp thông qua việc đàm phán trước khi một bên sử dụng đến thủ tục tố tụng trước .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
26    69    1    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.