Bài viết Đánh giá độ bền sun phát của vữa xây dựng chứa bột gạch đất sét nung phế thải tiến hành phân tích sự thay đổi về mặt cường độ kết hợp với việc đo đạc độ trương nở của thanh vữa bị ăn mòn khi ngâm trong dung dịch sun phát 6 tháng để đánh giá một cách tổng quát hiệu quả của bột gạch đất sét nung trong vữa xi măng. | Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng ĐHXDHN 2022 ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN SUN PHÁT CỦA VỮA XÂY DỰNG CHỨA BỘT GẠCH ĐẤT SÉT NUNG PHẾ THẢI Phạm Công Minha Lâm Ngọc Trà Mya a Khoa Xây dựng Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh Hồ Hảo Hớn Quận 1 TP. Hồ Chí Minh Việt Nam Nhận ngày Sửa xong Chấp nhận đăng Tóm tắt Trong nghiên cứu này độ bền sun phát của vữa xây dựng chứa bột gạch đất sét nung phế thải được đánh giá qua sự thay đổi cường độ chịu nén và sự trương nở của vữa khi bị ngâm hoàn toàn vào dung dịch sun phát Na2 SO4 nồng độ 5 trong vòng 6 tháng. Bột gạch đất sét nung sử dụng trong nghiên cứu được chế tạo từ gạch đất sét nung được thu thập trên công trình xây dựng. Tại phòng thí nghiệm gạch đất sét nung sẽ được làm sạch bụi bẩn và nghiền mịn đến cỡ hạt 45 µm để có thể thay thế 10 20 và 30 xi măng trong vữa. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng khi thay thế 10 hoặc 20 xi măng bằng bột gạch đất sét nung sự suy giảm cường độ của vữa bị ăn mòn sun phát trong 6 tháng tương đương vữa đối chứng. Khi tỷ lệ thay thế đạt 30 cường độ vữa giảm mạnh khi bị ăn mòn sun phát trong 6 tháng. Trong khi đó vữa có chứa bột gạch đất sét nung giảm sự trương nở đáng kể khi bị ăn mòn sun phát. Cụ thể sau 6 tháng bị ngâm trong dung dịch sunfat 5 độ trương nở của thanh vữa xi măng là 0 08 . Vữa chứa bột gạch đất sét nung thay thế 10 20 hoặc 30 khối lượng xi măng có độ trương nở giảm 80 so với vữa xi măng thông thường. Từ khoá cường độ chịu nén độ bền sun phát gạch đất sét nung phế thải trương nở vữa xây dựng. AN ASSESSMENT ON SULFATE RESISTANCE OF MORTAR CONTAINING FIRED CLAY BRICK WASTE POWDER Abstract This paper presents a study on sulfate resistance of mortar containing fired clay brick waste powder based on its strength change and expansion. In order to assess the sulfate resistance mortar specimens were immersed in 5 sulfate solution during six months. Fired clay brick powder was produced by grinding clay brick waste sourced from construction and demolition sites. Fired clay brick powder with 45 µm of .