Phân tích đa dạng nguồn gen dưa leo (Cucumis sativus L.) bằng kỹ thuật EST - microsatellite (eSSR)

Đánh giá 12 đặc điểm định lượng, trung bình, phạm vi (tối đa và tối thiểu), độ lệch chuẩn, hệ số biến thể (CV), trung bình chuẩn và giá trị F đã được tính toán thống kê của giống dưa leo (Cucumis sativus L.). Bài viết trình bày phân tích đa dạng nguồn gen dưa leo (Cucumis sativus L.) bằng kỹ thuật EST - microsatellite (eSSR). | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHÂN TÍCH ĐA DẠNG NGUỒN GEN DƯA LEO Cucumis sativus L. BẰNG KỸ THUẬT EST - MICROSATELLITE eSSR Nguyễn Trọng Phước1 Biện Anh Khoa1 Bùi Chí Hiếu1 Nguyễn Thị Lang1 TÓM TẮT Đánh giá 12 đặc điểm định lượng trung bình phạm vi tối đa và tối thiểu độ lệch chuẩn hệ số biến thể CV trung bình chuẩn và giá trị F đã được tính toán thống kê của giống dưa leo Cucumis sativus L. . Kết quả cho thấy hầu hết các đặc điểm định lượng về kiểu hình là rất khác nhau. Kiểu gen giống dưa Phụng Tường có sự xuất hiện rất sớm của 50 hoa được trỗ 20 92 sau khi gieo hạt trong khi đó giống dưa du nhập từ Indonesia được ghi nhận thời gian ra hoa là dài nhất 41 11 ngày sau khi gieo hạt . Giống dưa Đài Loan có khối lượng trái tối đa là 265 g số lượng trái tối đa cho mỗi dây cao nhất là giống dưa Bình Phú là 8 70 trái dây . Chiều dài trái cao nhất là giống dưa Thái Lan 00L dài 21 2 cm. Chiều rộng biến động từ 10 2 cm - 13 5 cm. Năng suất biến động từ 0 53 kg dây đến 2 14 kg dây. Giống cao nhất vẫn là giống dưa Thái Lan xanh 2 14 kg dây . Chỉ thị phân tử đã được sử dụng để nghiên cứu sự khác biệt di truyền với 20 giống dưa leo khác nhau. Trong số 3 cặp mồi SSR và 21 cặp mồi eSSR được sao chép với tổng số 186 băng trong đó có 75 alen là đa hình. Số lượng trung bình các mảnh gen được khuếch đại bằng chỉ thị phân tử eSSR kích thước 180 bp đến 400 bp . Cặp mồi eSSR được sử dụng trong nghiên cứu sản phẩm sản xuất PCR cho tỷ lệ biến động từ 90 đến 100 hệ số PIC biến động từ 0 07 đến 0 47. Kết quả thu được chỉ số đa dạng Shannon I trên các tính trạng 0 88 chỉ số đa dạng di truyền H 0 23 và băng điện di được phân tích bằng phương pháp UPMGA chia thành 4 nhóm chính có mối liên quan di truyền trong đó đặc biệt chú ý đến chương trình nhân giống hiệu quả với mục tiêu cải tiến giống. Dựa vào số lượng và tần số ghi điểm của các đoạn ADN tỷ lệ đa hình và các thông số hiệu quả khác sau khi tổng hợp lại thì dường như CSJCT266 EC 47 EC 49 là những chỉ thị phân tử có hiệu quả và có thể được sử dụng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.