Bài viết "Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường để thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam" trình bày các nội dung về: Vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường; Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường để chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trên thế giới; Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam; . Mời các bạn cùng tham khảo! | TIẾP TỤC HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ XANH KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM Lại Văn Mạnh1 Nguyễn Hữu Đạt2 Nguyễn Thị Thanh Huyền1 1 Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường 2 Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường Kinh tế xanh kinh tế tuần hoàn là những cách tiếp cận được nhiều quốc gia áp dụng nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng phát triển kinh tế với môi trường thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh của biến đổi khí hậu BĐKH . Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa mạnh mẽ dẫn đến các áp lực từ các vấn đề ô nhiễm suy thoái môi trường do quá trình phát triển ngày càng lớn biến đổi khí tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ngày càng rõ nét. Sử dụng các công cụ chính sách đặc biệt là công cụ kinh tế CCKT dựa vào các nguyên tắc qui luật của kinh tế thị trường KTTT kết hợp với các công cụ khác như mệnh lệnh - hành chính công nghệ - kỹ thuật truyền thông nâng cao nhận thức ngày càng được sử dụng phổ biến và khẳng định được vai trò trong điều chỉnh hành vi của người sản xuất người tiêu dùng nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh kinh tế tuần hoàn. Giai đoạn vừa qua nhiều CCKT đã được thể chế hóa áp dụng trong thực tiễn quản lý ở Việt Nam và bước đầu phát huy được một số vai trò nhất định. Tuy nhiên tổng kết đánh giá cho thấy các vai trò đó trong BVMT chưa được phát huy đầy đủ còn hạn chế cần tiếp tục được hoàn thiện. Luật BVMT số 72 QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 năm 2020 với sự đổi mới toàn diện về cấu trúc nguyên tắc nội dung của các qui định về bảo vệ môi trường BVMT . Các quy định được ban hành đã thể chế hóa toàn diện thống nhất và phù hợp với các phương hướng nhiệm vụ đã được đặt ra trong các văn kiện của Trung ương phù hợp với xu hướng áp dụng trên thế giới và thực tiễn trong nước. Đặc biệt với những quy định .