Đánh giá thực trạng hoạt động nuôi ong mật trong điều kiện nông hộ quy mô nhỏ ở xã Hồng Tiến, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Để khuyến khích các hộ tham gia hoạt động nuôi ong nhằm nâng cao thu nhập và đa dạng nguồn thu, nghiên cứu về đánh giá thực trạng hoạt động nuôi ong mật trong điều kiện nông hộ quy mô nhỏ đã được thực hiện ở xã Hồng Tiến, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NUÔI ONG MẬT TRONG ĐIỀU KIỆN NÔNG HỘ QUY MÔ NHỎ Ở XÃ HỒNG TIẾN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ Hồ Tấn Đức1 Nguyễn Hoàng Khả Tú1 TANAKA Ueru2 Hồ Trung Thông1 TÓM TẮT Để khuyến khích các hộ tham gia hoạt động nuôi ong nhằm nâng cao thu nhập và đa dạng nguồn thu nghiên cứu về đánh giá thực trạng hoạt động nuôi ong mật trong điều kiện nông hộ quy mô nhỏ đã được thực hiện ở xã Hồng Tiến thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nghiên cứu cho thấy hộ nuôi ong có quy mô nhỏ số lượng thùng nuôi từ 5 đến 12 thùng được đặt cố định trong vườn nhà và không di chuyển theo mùa hoa. Từ tháng 2 đến tháng 8 có 12 loài cây chính cho mật và phấn hoa cây Keo Acacia auriculiformis và Cao su Hevea brasiliensis là nguồn chính cung cấp mật lá phấn hoa. Diện tích 763 ha rừng trồng cây keo và cao su là nguồn cung cấp mật và phấn hoa chính cho đàn ong nuôi. Mật ong thu từ cây Keo mật ong hoa cỏ Lào và mật ong hỗn hợp là 03 loại mật được xác định ở vùng nuôi. Mật thu từ cây Keo thường tối màu sau 4 đến 6 tuần thu hoạch mật có vị ngọt đậm so với mật ong từ cây cỏ Lào và mật ong hỗn hợp. Kết quả phân tích độ ẩm đường tổng số pH của mật ong nuôi ở xã Hồng Tiến đạt tiêu chuẩn TCVN 12605 2019. Thị trường và kênh tiêu thụ mật ong trên địa bàn nghiên cứu đang phụ thuộc rất lớn vào các thương lái từ các công ty xuất khẩu mật ở miền Nam chiến 50 sản lượng mật nhưng giá mua thấp và không ổn định. Kênh tiêu thụ trong và ngoài tỉnh có giá mua cao hơn nhưng chỉ chiếm thị phần khoảng 25 . Nuôi ong là hoạt động sinh kế mới và góp phần đa dạng nguồn thu nhập. Các hộ nuôi ong đã có thu nhập bình quân trên 7 5 triệu đồng năm chiếm tỷ trọng 11 trong tổng nguồn thu của hộ. Một số điểm hạn chế của hoạt động nuôi ong như sản phẩm mật ong đang bán ở dạng thô. Kỹ thuật đóng chai nhãn hiệu và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được người nuôi thực hiện. Hộ nuôi ong chưa chú trọng việc xây thương hiệu và công tác quảng bá thương hiệu đối với sản phẩm mật ong. Từ khóa

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
120    83    4    27-04-2024
46    315    2    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.