Việt Nam trong tiểu vùng sông Mê Công - Cho một dòng sông phát triển bền vững: Phần 1

Phần 1 cuốn sách "Việt Nam trong tiểu vùng sông Mê Công - Cho một dòng sông phát triển bền vững" trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên và cư dân tiểu vùng sông Mê Công, lịch sử các nước tiểu vùng sông Mê Công. | Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP . PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. NGUYỄN HOÀI ANH Biên tập nội dung ThS. CÙ THỊ THÚY LAN ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ThS. LÊ THỊ THANH HUYỀN TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa ĐẶNG THU CHỈNH Chế bản vi tính BAN SÁCH QUỐC TẾ Đọc sách mẫu PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT VIỆT HÀ Đăng ký xuất bản số 2650-2022 CXBIPH 28-106 CTQG. Quyết định xuất bản số 1558-QĐ NXBCTQG ngày 09 8 2022. ISBN 978-604-57-7956-9. Nộp lưu chiểu tháng 8 năm 2022. Cùng tham gia TRẦN NGỌC DŨNG NGUYỄN THU HIỀN PHẠM THỊ THANH HUYỀN TỐNG THỊ QUỲNH HƯƠNG 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Dòng sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng nối liền 6 quốc gia Trung Quốc Mianma Thái Lan Lào Campuchia và Việt Nam. Với khoảng hơn km chiều dài con sông quốc tế này tạo ra những sinh cảnh độc đáo các hệ sinh thái giàu có và nhiều vùng châu thổ phì nhiêu. Theo Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên World Wide Fund For Nature - WWF khu vực Mê Công mở rộng được mệnh danh là bát cơm của châu Á cung cấp sinh kế và nguồn dinh dưỡng cho khoảng 80 trong số 300 triệu dân sống ở khu vực này. Con sông tràn ngập sự đa dạng sinh học từ năm 1997 đến 2014 trung bình cứ mỗi tuần các nhà nghiên cứu phát hiện ra khoảng ba loài sinh vật mới. Cho đến cuối thế kỷ XX sông Mê Công là một trong những dòng sông lớn cuối cùng trên trái đất không bị chặn dòng trên hầu hết toàn bộ chiều dài của sông và còn giữ được nhiều nét nguyên vẹn do chưa bị ngăn đập trên phần lớn dòng chảy. Sự sôi động của lưu vực sông Mê Công bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XX. Các nền kinh tế mới nổi trong khu vực và một Trung Quốc đang trỗi dậy đứng trước nhu cầu lớn về năng lượng phục vụ mục tiêu tăng trưởng nhanh đã đưa thủy điện trở thành tâm điểm trong các chiến lược đầu tư mới của cả chính phủ và khu vực tư nhân. Bên cạnh đó gia tăng dân số trong lưu vực và biến động giá cả lương thực những năm gần đây đã thúc đẩy các quốc gia đầu tư mạnh mẽ hơn cho cơ sở hạ tầng phục vụ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.